Nông nghiệp Thủ đô hội nhập và phát triển
Tốc độ tăng trưởng (GRDP) nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 trên địa bàn thành phố tăng 2,74% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch 2,5-3%). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 đạt 41.681 tỷ đồng, tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 90,44%; thủy sản 9,29%; lâm nghiệp 0,27%.
Kết quả này là thành quả từ việc phát huy tiềm năng trên cơ sở đổi mới tư duy để phát triển nông nghiệp Thủ đô. Năm 2023, Thành phố đã triển khai quyết liệt mục tiêu, cơ cấu lại ngành nông nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả dụng đất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Như tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, từ khi tập trung chuyển đổi hơn 200 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang, sản xuất rau an toàn, đời sống của người dân nơi đây đã thay đổi, sản phẩm của người nông dân đã không còn phải thấp thỏm lo đầu ra.
Song song với việc tập trung thực hiện nâng cao giá trị kinh tế sử dụng đất, nghành nông nghiệp Thành phố đã triển khai xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, bảo vệ môi trường. Điển hình như tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, từ một xã thuần nông đã chuyển sang mô hình làng nghề sinh vật cảnh kết hợp với khai thác dịch vụ du lịch sinh thái tải nghiệm. Trung bình mỗi năm, xã Hồng Vân đón gần 6 vạn lượt khách đến du lịch trải nghiệm, thu nhập ước tính đạt trên 6 tỷ đồng/năm.
Bước sang năm 2024, Để đảm bảo phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành đạt 2,5-3%, ngành nông nghiệp Thủ đô tiếp tục tập trung tái cấu lại ngành, phục hồi tốc độ tăng trưởng thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường.
Thêm một mùa xuân nữa lại về trên các vùng quê của Thủ đô. Một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều điều kiện thuận lợi cùng với sự chăm chỉ, sáng tạo của người dân và với hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa, sẽ hứa hẹn có thêm những vụ mùa thành công, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.
Theo dự kiến, Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới, với những quy định được coi là ‘mở khóa’ cho những vướng mắc trong phát triển nông nghiệp Thủ đô hiện nay. Trong đó điểm nổi bật là các điều khoản về giải pháp khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn lực từ đất đai cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, sẽ mở ra cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Nội bước chuyển mình mới.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0