Nông nghiệp Thủ đô hướng tới nông nghiệp thông minh

Với vị thế là Thủ đô, nền nông nghiệp của Hà Nội cần phát triển dựa trên tri thức, tạo ra những giá trị khác biệt so với các địa phương lân cận, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển chung của TP, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND TP Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc; bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.

Nông nghiệp Thủ đô khẳng định vị trí quan trọng là bệ đỡ của nền kinh tế

Đến thời điểm này, Hà Nội tiếp tục là địa phương đi đầu cả nước trong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 17/18 huyện thị xã của Thành phố đạt huyện nông thôn mới, 382/382 xã về đích nông thôn mới. Thu nhập của người dân nông thôn được nâng cao, ước tính đến năm 2023 đã đạt 63,28 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 7 lần so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống chỉ còn 0,06%. Vượt qua khó khăn duy trì được đà phát triển, nông nghiệp Thủ đô khẳng định vị trí quan trọng là bệ đỡ của nền kinh tế. Từ chỗ giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 chỉ đạt hơn 7.000 tỷ đồng thì năm 2022 đã đạt gần 50.000 tỷ đồng, đứng tốp đầu về quy mô so với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hiện, Thành phố đã tiến hành rà soát và ban hành chính sách cho phát triển nông nghiệp Thủ đô, trọng tâm là tái cơ cấu nghành nông nghiệp. Trong đó, mục tiêu chính đặt ra là phục vụ cho quy mô 10 triệu dân và tập trung vào một số lĩnh vực hiện Hà Nội đang có thế mạnh như giống cây trồng - vật nuôi.

Hội nghị về công tác phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp Thủ đô

Tại Hội nghị về công tác phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp Thủ đô, cuối tuần qua. Chủ tịch UBND Thành phố, đã nhấn mạnh; Bên cạnh việc tập trung đảm bảo nông sản cho thị trường Thủ đô, thành phố đã đánh giá, nghiên cứu và xác định các điểm nghẽn gây khó khăn trong phát triển nông nghiệp, như: Vấn đề quản lý sử dụng, tích tụ đất đai cho tổ chức sản xuất; việc khuyến khích tổ chức sản xuất; các vấn đề về mô hình sản xuất, tổ chức sản xuất... để đề ra các giải pháp tháo gỡ. Đặc biệt, thành phố đưa vào các nội dung tháo gỡ về thể chế trong Luật Đất đai, đặc biệt là Luật Thủ đô (sửa đổi). Song song với việc hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đang thực hiện lập và điều chỉnh 2 quy hoạch lớn của Thủ đô (Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô).

Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục xác định vị trí, vai trò và hướng phát triển đồng bộ trong tổng thể chung của Hà Nội

Đánh giá về tiềm năng thế mạnh, cũng như giải pháp định hướng cho nông nghiệp Thủ đô, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, lưu ý Hà Nội cần thay đổi nhận thức, tư duy mới để nền nông nghiệp thành phố trở thành nền nông nghiệp tri thức, nông nghiệp thông minh, bảo đảm phát huy được tiềm năng sẵn có của khu vực nông thôn Hà Nội vốn có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và con người.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết sẽ song hành thực hiện lập và điều chỉnh hai quy hoạch lớn của Thủ đô và ủng hộ các nội dung điều chỉnh, bổ sung liên quan lĩnh vực nông nghiệp trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là các căn cứ quan trọng, là cơ hội để nông nghiệp Thủ đô tiếp tục xác định vị trí, vai trò và hướng phát triển đồng bộ trong tổng thể chung của Hà Nội.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.