Nông sản Việt Nam khó vào thị trường châu Âu

Để nông sản Việt Nam xuất khẩu bền vững đến các thị trường khó tính như Mỹ hay EU, đòi hỏi cả chất lượng và số lượng phải luôn được đồng đều và đảm bảo.

Nhiều doanh nghiệp nông sản của Việt Nam dù đã có những đơn hàng xuất khẩu sang các nước lớn, song về lâu dài lại không đảm bảo được chất lượng và số lượng.

Theo các chuyên gia, ngoài đảm bảo chất lượng và số lượng ổn định cho đối tác, doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của trái cây mùa vụ.

Doanh nghiệp xuất khẩu phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, đánh giá: "Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ lẻ và các doanh nghiệp ở địa phương đa số có quy mô vừa, nhỏ và rất nhỏ. Chính vì vậy, dù có tiềm năng xuất khẩu nhưng các đơn vị này lại không thể đáp ứng được những đơn hàng có giá trị lớn cũng như sản lượng lớn của nước ngoài. UBND các địa phương cần phải có cơ chế khuyến khích để hình thành và phát triển những doanh nghiệp chuyên biệt về ngoại thương".

EU, Mỹ là những thị trường khắt khe. Dù đã vào được thị trường này nhưng về lâu dài, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà đối tác đưa ra, sẽ khó vào được một lần nữa.

"Ta phải có sự đồng bộ. Xuất khẩu nông sản là một chuỗi cung ứng. Nếu đảm bảo được chuỗi này thì tất cả các khâu của chuỗi cung ứng này hoạt động rất trơn tru", theo ông Trần Tuấn Minh - Giám đốc Công ty TY TTM Việt Nam.

Doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của trái cây mùa vụ.

Chất lượng sản phẩm hay giá cả cạnh tranh là những yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng tại nhiều thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

Để các mặt hàng nông sản mang thương hiệu Việt Nam khẳng định giá trị trên các kệ hàng hóa tại hệ thống phân phối quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng; tuân thủ các yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, hàng hóa, truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".