Nữ bác sỹ và kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc

Bác sĩ Trần Thị Thanh Hương cùng đồng nghiệp đang công tác tại bệnh viện Đà Nẵng đã góp phần mang đến cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân ung thư máu, bằng việc thực hiện thành công kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc, tạo máu tự thân trên bệnh nhân đa u tủy xương, giúp nhóm bệnh nhân ung thư máu được điều trị bằng kỹ thuật cao ngay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Là bác sĩ chuyên ngành huyết học, sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Hàn Quốc, bác sĩ Thanh Hương về công tác tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc ngay tại Đà Nẵng

Với đặc thù công việc chăm sóc, điều trị cho nhóm bệnh nhân mắc bệnh lý về máu và ung thư máu nên khi bệnh viện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, bác sĩ Thanh Hương cùng ekip đã thực hiện thành công kỹ thuật này ngay từ ca bệnh đầu tiên.

Nữ bác sỹ và kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc

Bác sĩ Thanh Hương chia sẻ, đỉnh cao của điều trị huyết học là ghép tế bào gốc, vì ghép tế bào gốc gần như điều trị được các cái bệnh ác tính cũng như một số bệnh lành tính của huyết học. Đồng thời nữ bác sĩ bày sự mong muốn thực hiện kỹ thuật này ngay tại quê hương.

Người bệnh có cơ hội được chữa lành

Tại Bệnh viện Đà Nẵng, nhóm bệnh nhân liên quan đến huyết học chiếm khoảng 30%. Nếu như trước đây, người bệnh phải đến 2 đầu đất nước để điều trị thì nay được tiếp cận điều trị kỹ thuật chuyên sâu ngay tại địa phương với chi phí thấp. Kỹ thuật này cũng mở ra hướng phát triển của ngành y tế Đà Nẵng theo hướng đa khoa mạnh chuyên sâu.

Nữ bác sĩ cùng ekip đã thực hiện thành công kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc ngay từ ca bệnh đầu tiên

Tiếp nhận chuyển giao và thực hiện kỹ thuật chuyên sâu không chỉ giúp người bệnh thêm cơ hội được chữa lành, tiết kiệm chi phí mà còn giảm tải cho tuyến trên. Và khi được mở ra cơ hội bác sĩ Thanh Hương cùng đồng nghiệp đã giúp hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.