Nước biển ấm đe dọa rạn san hô lớn nhất thế giới
Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, nhiệt độ nước trong và xung quanh rạn san hô Great Barrier hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 400 năm qua, khiến các chuyên gia lo ngại sự tồn tại của rạn san hô lớn nhất thế giới này bị đe dọa.
Thường được coi là cấu trúc sống lớn nhất thế giới, rạn san hô Great Barrier trải dài 2.300 km, là nơi sinh sống của hơn 600 loại san hô và 1.625 loài cá. Tuy nhiên, các sự kiện tẩy trắng hàng loạt lặp đi lặp lại khi nhiệt độ cực cao làm cạn kiệt chất dinh dưỡng và màu sắc của san hô - đã đe dọa hệ sinh thái mong manh của rạn san hô.
Tiến sĩ Benjamin Henley, Đại học Melbourne, Australia, cho biết: “Tình hình không mấy khả quan cho rạn san hô vì các đợt tẩy trắng do nhiệt độ cao có thể sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong những thập kỷ tới. Nếu chúng ta không thể ổn định mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ hoặc thấp hơn trong những thập kỷ tới, tương lai của rạn san hô chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm”.
Một nhóm các nhà khoa học tại Australia đã khoan lõi vào san hô và phân tích các mẫu để đo nhiệt độ đại dương vào mùa hè từ năm 1618. Kết hợp với dữ liệu tàu từ khoảng 100 năm trước, họ đã phát hiện nhiệt độ đại dương tương đối ổn định trong hàng trăm năm ở thời điểm trước năm 1900.
Từ năm 1960 đến nay, nước biển đã ấm lên trung bình 0,12 độ C. Mặc dù san hô có thể phục hồi nhưng nhiệt độ ngày càng tăng cao và các sự kiện tẩy trắng lặp đi lặp lại đang làm giảm khả năng đó. Sự kiện tẩy trắng năm nay đã khiến 81% rạn san hô bị thiệt hại ở mức độ cao hoặc cực đoan - một trong những thiệt hại nghiêm trọng và lan rộng nhất từng được ghi nhận.
Rạn san hô Great Barrier hiện không có trong danh sách di sản thế giới đang bị đe dọa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), mặc dù Liên hợp quốc khuyến nghị nên thêm rạn san hô này vào danh sách.
Chính phủ Australia đã và đang nỗ lực vận động trong nhiều năm để bảo vệ tài nguyên quý giá này. Hiệp hội Bảo tồn Biển Australia cho rằng đã đến lúc Canberra cần có hành động quyết liệt hơn để giảm lượng khí thải, nhằm chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ di sản thiên nhiên quan trọng nhất của đất nước.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
0