Nuôi côn trùng, giải pháp thực phẩm mới ở châu Phi

Tại châu Phi, trẻ em đang đối mặt với nạn đói và đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng vốn thường xuyên xảy ra ở châu Phi, nay lại diễn ra với tần suất cao do biến đổi khí hậu, đang ảnh hưởng trầm trọng đến an ninh lương thực tại đây.

Trong bối cảnh đó, côn trùng đã trở thành một giải pháp thực phẩm thay thế đối với nhiều người dân địa phương, song vẫn còn những lo ngại về an toàn của loại thực phẩm này và khả năng mở rộng quy mô.

Trẻ em tại một trại trẻ mồ côi.

Tại một trại trẻ mồ côi ở thủ đô Kinshasa của Congo, những bữa ăn được làm từ ấu trùng cây cọ đang dần trở nên thường xuyên hơn.

Trong bối cảnh mất an ninh lương thực,  nạn đói hoành hành như hiện nay, côn trùng, với hàm lượng protein nhất định, đã giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại châu Phi giảm nguy cơ suy dinh dưỡng.

Những bữa ăn được làm từ ấu trùng cây cọ.

Một tổ chức phi chính phủ tại Kinshasa có tên Farms for Orphans đã xây dựng hai trang trại ấu trùng bền vững, cung cấp những món ăn từ ấu trùng cho các trại trẻ mồ côi ở khu dân cư thu nhập thấp trong thành phố, nơi có hơn một nửa số trẻ mồ côi bị suy dinh dưỡng.

Cô Francoise Lukadi, người sáng tập Farms For Orphans cho biết: “Ban đầu, mục tiêu của ý tưởng trên là nhằm giải quyết tình trạng thiếu thốn của trẻ em sống trong trại trẻ mồ côi.

Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi nhận ra vấn đề suy dinh dưỡng và thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Protein từ thịt là loại chất dinh dưỡng rất cần thiết cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển.

Và côn trùng chính là câu trả lời, vì một số loại có chứa hàm lượng protein tương đương với lượng thịt. Chúng tôi đã bắt đầu nhân giống các loại côn trùng ăn được, chủ yếu là loại ấu trùng ruồi lính đen”.

Ấu trùng được cung cấp cho các trại trẻ mồ côi ở khu dân cư thu nhập thấp

Mặc dù tập quán ăn côn trùng đã tồn tại hàng thế kỷ ở nhiều nơi tại châu Phi, nhưng nay các món ăn chế biến từ côn trùng lại trở thành nguồn cung cấp protein bền vững thu hút được quan tâm, chú ý và ủng hộ hơn cả bởi không chỉ giàu dinh dưỡng, nuôi côn trùng còn ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với các loại gia súc, gia cầm khác.

Nhân giống các loại côn trùng ăn được, chủ yếu là loại ấu trùng ruồi lính đen.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cảnh báo việc nuôi côn trùng ở quy mô thương mại có thể gây ra rủi ro về an toàn thực phẩm.

Câu hỏi được đặt ra là liệu nuôi côn trùng có thể được mở rộng quy mô để giải quyết nạn đói toàn cầu hay không.

Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm để đo lường mức độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở các loại côn trùng khác nhau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.