Ô nhiễm không khí Ấn Độ làm bầu cử Hạ viện nóng
Trong nhiều năm qua, thành phố New Delhi liên tục phải vật lộn với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động trên mức 400 - mức nguy hiểm, đe dọa đến tình trạng sức khỏe của người dân.
Anh Nitin Sharma, người dân New Delhi, Ấn Độ cho biết: "Đó là vấn đề chất lượng không khí mà chúng ta hít thở. Nó đang ảnh hưởng đến tất cả mọi người, dù già hay trẻ. Tôi vô cùng lo lắng khi thấy New Delhi năm này qua năm khác vẫn là thành phố thủ đô ô nhiễm nhất thế giới".
Theo các chuyên gia, thoái hóa đất là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm gia tăng đáng báo động. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh khối trong các nhà máy nhiệt điện cũng là một yếu tố dẫn đến ô nhiễm không khí.
Bà Anumita Roychowdhury, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học và môi trường Ấn Độ cho rằng, hiện chưa có giải pháp khắc phục nhanh chóng cho vấn đề ô nhiễm của Delhi vì đây là một thành phố đang mở rộng với hơn 20 triệu dân và nhu cầu đô thị hóa mạnh mẽ.
Mặc dù New Delhi thời gian gần đây đã đáp ứng các tiêu chuẩn về nhiên liệu và khí thải sạch hơn, nhưng bà Anumita thừa nhận rằng các thành tích đạt được đã “bị lu mờ” bởi lượng phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng trên đường phố, thiếu hệ thống giao thông công cộng tích hợp và hệ thống quản lý chất thải phù hợp.
Bà Anumita Roychowdhury cho biết: "Tất cả các bãi rác thải của chúng ta đều dễ bốc cháy, đó là vấn đề về quản lý chất thải. Chúng ta phải đảm bảo rằng rác thải được thu gom ở không gian công cộng. Dù ai điều hành chính phủ mới cũng phải tập trung vào vấn đề này".
Do đó, dù rất chờ mong vào một sự thay đổi để giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhiều người dân vẫn không thể giấu nổi sự thất vọng khi tham gia bỏ phiếu.
Chị Kashish Verma, người dân New Delhi, Ấn Độ chia sẻ: "Với tư cách là người dân New Delhi, chúng tôi rất thất vọng về tình trạng ô nhiễm nơi đây".
Trước tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng, giới chức New Delhi đã đưa ra một số biện pháp chống ô nhiễm, như phun nước để giảm bụi trên đường phố, xây thêm hai "tháp lọc không khí" cao 24 mét, mỗi tháp trị giá hơn 2 triệu USD, song bị đánh giá là không hiệu quả.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo việc tiếp xúc kéo dài với không khí độc hại có thể gây ra đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấp khác. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Đại học Chicago, Mỹ, tuổi thọ của người dân Delhi có thể bị rút ngắn 12 năm do ô nhiễm không khí.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0