Ô tô Trung Quốc tìm hướng chuyển sang Đông Nam Á
Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế cao với các sản phẩm hàng hóa đến từ Trung Quốc sau khi ông Trump lên nắm quyền là nhận định của các chuyên gia trong khu vực. Không chỉ là dự đoán, nhiều khu công nghiệp tại Đông Nam Á đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể các công ty Trung Quốc tìm kiếm cơ hội "di cư" trước áp lực thuế quan tiềm tàng từ chính quyền Trump.
Mức thuế lên tới 60% mà ông Trump từng đe dọa áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc, cao hơn nhiều so với mức 7,5 - 25% trong nhiệm kỳ đầu, được xem là "đòn chí mạng" đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Từ Thái Lan, Việt Nam đến Malaysia, các quốc gia Đông Nam Á đang nổi lên như điểm đến lý tưởng cho các nhà máy sản xuất ô tô, điện tử. WHA Group, một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan cho biết, lượng khách hàng Trung Quốc liên hệ đã tăng đột biến ngay từ khi ông Trump khởi động chiến dịch tranh cử.
Tương tự, Amata Corp, một "ông lớn" khác trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp tại Thái Lan cũng ghi nhận 66% trong số 90 nhà máy mới mở cửa trong năm nay đến từ Trung Quốc.
Thái Lan, trung tâm sản xuất ô tô của khu vực, đã thu hút hơn 1,4 tỷ USD đầu tư từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện. Malaysia cũng hy vọng hưởng lợi từ làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Còn việc Việt Nam có thể đón nhận làn sóng các hãng sản xuất ô tô chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang sau khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việt Nam có thể là một lựa chọn hấp dẫn song cần tiếp tục cải thiện hạ tầng giao thông, logistics và năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Sự tăng trưởng của thị trường ô tô nội địa có thể làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các hãng sản xuất ô tô, không chỉ để xuất khẩu mà còn để phục vụ nhu cầu trong nước. Nhưng chúng ta sẽ phải cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ vốn đã nổi tiếng trong ngành ô tô - điện tử từ lâu, nơi cũng đang nỗ lực thu hút các nhà sản xuất ô tô chuyển nhà máy.
Siêu xe Praga Bohema được chế tạo thủ công tại nhà máy ở cộng hòa Séc, mỗi năm chỉ có tối đa 20 chiếc được sản xuất và có mức giá đắt đỏ hơn 1,4 triệu USD.
2024 là năm thị trường ô tô Việt Nam đón nhận rất nhiều mẫu xe mới. Bên cạnh xe xăng, xe thuần điện thì sự góp mặt của một số mẫu xe hybrid cũng gây được sự chú ý vì công nghệ hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu.
Kia đã chính thức giới thiệu một mẫu SUV cỡ nhỏ hoàn toàn mới. Mẫu xe này sẽ là đối thủ đáng gờm cạnh tranh với Hyundai Venue, Skoda Kylaq và Suzuki Brezza.
Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.
Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.
Sáng 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua tờ trình Nghị quyết xây dựng “Vùng phát thải thấp” (LEZ). Để hiểu rõ hơn về vùng phát thải thấp cũng như cách thức kiểm soát phương tiện trong vùng phát thải thấp, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh và anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.
0