Ông Trump chọn tỷ phú Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả
Bộ Hiệu quả có nhiệm vụ xóa bỏ tệ quan liêu trong bộ máy của chính phủ, cắt giảm các quy định không cần thiết, cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các cơ quan liên bang.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cho biết, Bộ Hiệu quả chính phủ sẽ xây dựng một kế hoạch nhằm loại bỏ tình trạng gian lận, tiến hành “kiểm toán tài chính và hiệu suất toàn diện” của chính phủ liên bang.
Ông Trump cho biết thêm, Bộ Hiệu quả chính phủ sẽ hợp tác với Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng và công việc của họ sẽ kết thúc chậm nhất là vào ngày 4/7/2026 - dịp kỷ niệm 250 năm quốc khánh Mỹ.
Trong một cuộc vận động tranh cử của ông Trump tại Madison Square Garden hồi tháng 10, tỷ phú Elon Musk hứa hẹn sẽ tiết kiệm cho người nộp thuế Mỹ 2.000 tỷ USD trong ngân sách liên bang.
Năm tài chính trước, chính phủ Mỹ đã chi hơn 6.750 tỷ USD, trong đó hơn 5.300 tỷ USD chi cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, quốc phòng và phúc lợi cựu chiến binh…
Hiện chưa rõ Bộ Hiệu quả chính phủ sẽ hoạt động như thế nào, hoặc sẽ cắt giảm khoản ngân sách nào. Theo Bloomberg, các nỗ lực cắt giảm ngân sách liên bang của ông Musk có thể sẽ phải cắt giảm đáng kể các chương trình phúc lợi như an sinh xã hội, Medicare, Medicaid và phúc lợi cựu chiến binh.
Trước đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo quyết định lựa chọn Hạ nghị sĩ Mike Waltz của đảng Cộng hòa làm Cố vấn an ninh quốc gia cho chính quyền mới của ông bắt đầu từ ngày 20/1/2025. Trong một tuyên bố, ông Trump ca ngợi ông Mike Waltz là người đấu tranh mạnh mẽ cho chương trình nghị sự chính sách đối ngoại “Vì nước Mỹ trên hết” của ông.
Ông ông Mike Waltz, sinh năm 1974, từng có 27 năm phục vụ trong Quân đội Mỹ và Lực lượng vệ binh quốc gia và đã tham gia nhiều nhiệm vụ chiến đấu tại Afghanistan, Trung Đông và châu Phi. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là vị trí được bổ nhiệm không cần sự phê chuẩn của Thượng viện.
Chỉ một ngày sau khi chính quyền Bashar Al Assad bị lật đổ, Thủ tướng Mohammed al-Jalali đã đồng ý trao quyền lực cho "chính phủ cứu nguy" do lực lượng đối lập lãnh đạo. Một số nhà phân tích cho rằng việc chấm dứt nội chiến sẽ mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho người dân Syria, tuy nhiên, trước mắt chính quyền mới của Syria sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.
Căng thẳng dọc biên giới Israel và Syria đã bất ngờ thu hút chú ý của dư luận quốc tế, khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ tiếp tục kiểm soát Cao nguyên Golan, khu vực lãnh thổ được Liên hợp quốc xác định là thuộc về Syria.
Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dẫn các nguồn tin cho biết lực lượng Hamas đã nhất trí về nguyên tắc với đề xuất của Ai Cập liên quan một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza trong tối đa 30 ngày và phóng thích một số con tin Israel.
Cộng hòa Haiti vừa trải qua một trong những vụ thảm sát liên quan đến băng đảng đẫm máu nhất trong lịch sử, khiến khoảng 184 người, chủ yếu là người cao tuổi thiệt mạng. Sự kiện gây chấn động không chỉ đối với người dân Haiti mà cả cộng đồng quốc tế.
Quốc hội Hàn Quốc hôm nay đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết “bắt giữ khẩn cấp” Tổng thống Yoon Suk-yeol và 7 quan chức cấp cao khác liên quan sự kiện thiết quân luật hôm 3/12.
Trong vòng chưa đầy hai tuần sau khi lực lượng đối lập mở lại các cuộc tấn công quy mô lớn, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sụp đổ chóng vánh.
0