Ông Trump không đặt tay lên Kinh thánh trong lễ nhậm chức

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1, Tổng thống Trump gây chú ý khi không đặt tay trái lên hai cuốn Kinh thánh như thông lệ.

Hành động này đã tạo ra sự tò mò trên mạng xã hội, dù các chuyên gia khẳng định, điều này không ảnh hưởng đến quyền lực của ông hay tính hợp pháp của lễ tuyên thệ.

Lễ nhậm chức của ông Donald Trump đã diễn ra rất long trọng, kèm theo bài phát biểu đầy phấn khởi, nhưng điều người Mỹ tìm kiếm nhiều nhất trên trang tìm kiếm Google vào đêm qua (20/1) lại là lý do ông không đặt tay lên Kinh thánh.

Các chuyên gia cho biết, về mặt pháp lý, Hiến pháp Mỹ không yêu cầu tổng thống phải đặt tay lên Kinh thánh hay bất kỳ biểu tượng tôn giáo nào.

Thay vào đó, tổng thống chỉ cần cam kết bảo vệ và thực hiện Hiến pháp. Hành động này của ông Trump không phải là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Ba vị tổng thống trước đó cũng không sử dụng Kinh thánh trong lễ tuyên thệ của mình là cố Tổng thống John Quincy Adams đã dùng một tập luật thay vì Kinh thánh, cố Tổng thống Theodore Roosevelt tuyên thệ mà không có bất kỳ cuốn sách hay văn bản tôn giáo nào, và cố Tổng thống Lyndon Johnson sử dụng cuốn sách lễ Công giáo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều tác phẩm nghệ thuật Cơ Đốc giáo có giá trị đặc biệt, từng bị đánh cắp khỏi các nhà thờ trong bối cảnh xung đột vũ trang, đang được trưng bày tại Bảo tàng Byzantine, Quốc đảo Síp.

Một nhóm tình nguyện viên Ấn Độ đã quyết định tự mình hành động để khắc phục tình trạng ô nhiễm trên sông Yamuna - dòng sông linh thiêng chảy qua Thủ đô New Delhi.

Trung Quốc khẳng định không tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine do Liên minh châu Âu đề xuất, khẳng định lập trường ủng hộ giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.

Tập đoàn Hyundai Motor của Hàn Quốc đã công bố khoản đầu tư 20 tỷ đô la vào Mỹ tại Nhà Trắng vào thứ Hai (24/3).

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ tại Riyadh, Ả Rập Xê Út, đã kết thúc sau hơn 12 giờ thảo luận.

Dải Gaza tiếp tục là điểm nóng xung đột, nơi hàng triệu người Palestine phải đối mặt với bạo lực, phong tỏa và khủng hoảng nhân đạo. Trong khi các cường quốc liên tục đưa ra những tuyên bố ngoại giao, số phận của người dân Gaza dường như đang bị cuốn vào những toan tính chính trị.