OpenAI ngừng dùng giọng nói ChatGPT giống giọng Scarlett Johansson

OpenAI đã ngừng sử dụng giọng nói ChatGPT có tên Sky sau khi diễn viên Scarlett Johansson lên tiếng cho rằng Sky bắt chước giọng nói của cô.

Đại diện công ty OpenAI khẳng định đó là giọng nói tự nhiên của một nữ diễn viên chuyên nghiệp khác, nhưng OpenAI không thể chia sẻ tên của chủ nhân giọng nói đó vì lý do riêng tư.

Mặc dù vậy, đại diện của OpenAI cũng thừa nhận sự giống nhau giữa giọng nói của trợ lý ảo Sky và giọng lồng tiếng của Scarlet Johansson trong phim “Her".

Nữ diễn viên Scarlett Johansson.

Scarlet Johansson cho biết vào tháng 9 năm ngoái, ông Sam Altman, Giám đốc điều hành của công ty OpenAI, đã liên hệ với cô và đề nghị cho phép họ sử dụng giọng nói của cô cho một trợ lý ảo.

Đây là lần thứ hai ông Sam Altman đưa ra đề nghị này, nhưng cô đều từ chối. Tuy nhiên, OpenAI vẫn sử dụng giọng nói giống hệt của cô. Vì vậy, Scarlett Johansson đã thuê luật sư và yêu cầu OpenAI ngừng sử dụng giọng nói giống của cô cho nhân vật Sky.

Sam Altman, Giám đốc điều hành của công ty OpenAI.

OpenAI đang ở thời điểm quan trọng khi chuẩn bị cung cấp trợ lý giọng nói cho khách hàng với sự hỗ trợ từ công nghệ mới nhất của mình, được gọi là GPT-4o.

Ông Sam Altman khẳng định: "Chúng tôi chọn diễn viên lồng tiếng cho Sky trước khi tiếp cận cô Johansson. Tuy nhiên, để tôn trọng cô Johansson, chúng tôi đã tạm dừng sử dụng giọng nói của Sky trong các sản phẩm của mình. Chúng tôi xin lỗi cô Johansson vì đã không thông báo rõ hơn".

Scarlett Johansson là người nổi tiếng mới nhất cáo buộc OpenAI sử dụng tác phẩm sáng tạo mà không được phép. Trong năm qua, OpenAI đã bị các tác giả, diễn viên và báo chí kiện vì vi phạm bản quyền, bao gồm cả Hiệp hội Tác giả Mỹ và The New York Times.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm nay 6/11 tại tại Bảo tàng Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.

Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.

Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.