Phân bổ nguồn vốn ngân sách cho y tế, giáo dục
Bố trí nguồn vốn nhà nước cho việc đầu tư giáo dục, y tế là nhiệm vụ được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra ngay từ đầu phiên họp. Các đại biểu cho rằng cần có những đột phá chiến lược trong kế hoạch đầu tư công, đặc biệt là việc quan tâm đầu tư mảng y tế, giáo dục. Bởi lẽ, chỉ khi có đầu tư mạnh mẽ cho các lĩnh vực này mới tạo động lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sức khoẻ người dân; người bệnh, người học sẽ không phải chi trả phí dịch vụ cao. Năm 2024, trong tổng số 120.000 tỷ vốn ngân sách Nhà nước, Bộ Y tế chỉ được phân bổ 1,2 nghìn tỷ, chiếm tỷ lệ 1%, Bộ Giáo dục được phân bổ 1,5 nghìn tỷ, chiếm tỷ lệ 1,2%.
Ông Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, đề nghị cần phân bổ nguồn tăng cho y tế và giáo dục. Nếu tập trung đầu tư cho giáo dục, y tế trong 5-10 năm, người được hưởng thụ thành quả chính là nhân dân, là động lực để phát triển bền vững.
Cùng quan điểm với đại biểu Hoàng Văn Cường, đại biểu Lê Quân cho rằng để quốc gia có bước đột phá về đổi mới sáng tạo, thì đổi mới sáng tạo phải dựa vào các nhà khoa học nhiều hơn. Hiện nay, khu vực doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn rất hạn chế, các doanh nghiệp công nghệ còn yếu nên vấn đề phát triển, đổi mới sáng tạo sẽ cần được chú trọng trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Quang Huân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, cho hay: "Hiện nay, mới chỉ có 28% lao động được đào tạo, cấp chứng chỉ. Như vậy là 72% còn lại chưa được qua đào tạo, cấp chứng chỉ, tương đương với khoảng hơn 37 triệu lao động chưa được qua đào tạo, sẽ rất khó giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khó nắm bắt được ngành nghề kinh tế mới và thực hiện đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ. Đề nghị cần mở rộng đào tạo ngành nghề cho các lĩnh vực còn thiếu lao động. Đồng thời, liên kết với các nước tiên tiến để đào tạo các lĩnh vực mới và khai thác triệt để các quỹ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo".
Đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu QH đối với việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết luật quy định việc phân bổ ngân sách phải có đầy đủ các thủ tục thì mới có thể thực hiện được. Trong chi thường xuyên cũng như vậy, phải có dự toán và đơn giá định mức được duyệt.
Cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Đa số đại biểu tán thành đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội để phù hợp với tình hình mới. Đồng thời bày tỏ nhất trí khi Luật đã đề cập tới nội dung quan tâm đến quy định về chính sách nhà ở đối với đội ngũ sỹ quan quân đội.
Trong buổi làm việc chiều nay, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Chiều 5/11, UBND TP Hà Nội sơ kết 1 năm Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 và triển khai tổng kiểm kê tài sản công.
Hai người đi xe máy chạy song song ở sát dải phân cách, nơi cho phép ô tô đi tốc độ tối đa 100 km/h tại cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn đi qua Lâm Thao, Phú Thọ.
Vụ đoàn xe máy lao rất nhanh trên phố đâm vào người đi đường khiến nạn nhân tử vong tại chỗ vào rạng sáng ngày 3/11 ở trung tâm Hà Nội đã làm dư luận dấy lên sự phẫn nộ bởi sự nguy hiểm của những "hung thần" đường phố này.
Dự án giải quyết ngập do triều cường với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM sau 8 năm triển khai vẫn chưa hoàn thành, khiến số vốn có thể đội thêm lên 4.400 tỷ đồng.
Sở Giao thông Vận tải vừa có tờ trình UBND TP.HCM về ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1)
Sáng nay, 5/11, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà chủ trì tiếp Đoàn ngoại giao Quốc hội Hàn Quốc do ông Jang Kee Ung Tee, Ủy viên Quốc hội Hàn Quốc, làm Trưởng đoàn.
0