Phân cấp, phân quyền xây dựng đường sắt đô thị
Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan, lãnh đạo TP.HCM. Về phía thành phố Hà Nội có Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh.
Theo quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 413km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 410,8km; đến năm 2045 hoàn thành thêm khoảng 200,7km.
Theo đó, đến năm 2035, Hà Nội đưa vào khai thác khoảng 397,8km đường sắt đô thị, đảm nhận 35-40% thị phần vận tải hành khách công cộng; sau năm 2035, phấn đấu đưa vào khai thác thêm khoảng 200,7km.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và khai thác, vận hành đến năm 2035 là khoảng hơn 36 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2036 đến 2045 là khoảng hơn 26 tỷ USD và từ 2046 đến 2060 cần khoảng hơn 40 tỷ USD.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận sôi nổi, phân tích bối cảnh, sự cần thiết đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị; bài học kinh nghiệm phát triển đường sắt đô thị tại các nước và Việt Nam; quan điểm, mục tiêu xây dựng đường sắt đô thị; lựa chọn công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và phương án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu trong quá trình xây dựng Đề án phải tư có duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, hiện đại, mang lại hiệu quả cao; phải nghiên cứu, chuẩn bị thật kỹ càng, toàn diện, sâu sắc để khi triển khai được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, quan tâm phân cấp, phân quyền triệt để cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và xử lý các vấn đề liên quan; phát triển hệ thống đường sắt đô thị bao gồm cả trên cao và ngầm, đặt trong tổng thể phát triển giao thông của cả nước, nhất là tại thành phố nêu trên.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện quy hoạch đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung với tầm nhìn xa, theo hướng hiện đại, trên tinh thần “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì khoét núi, qua ruộng thì đổ đất", tránh các khu dân cư, công trình ngầm, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để giảm đến mức thấp nhất giải phóng mặt bằng, cũng như ảnh hưởng tới dân cư, an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội khác.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hoá các nguồn lực bao gồm nguồn lực nhà nước, nguồn lực tư nhân, vốn vay, hợp tác công tư; dành nguồn lực, tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt; nghiên cứu, áp dụng khoa học quản trị, vận hành, quản lý, khai thác theo hướng thông minh.
Trước mắt, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 25-12-2024 để xem xét phê duyệt, làm căn cứ phát triển, trong đó có đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị của hai thành phố.
HĐND tỉnh Thái Bình đã bầu ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND Thái Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối 100% đại biểu có mặt.
Sáng nay, 15/1, tại thành phố Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản thống nhất chủ trương gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đến hết năm 2025 theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải, với mục tiêu triển khai xây dựng đề án quản lý, phát triển loại hình xe đạp đô thị trên địa bàn Hà Nội phù hợp với quy định của pháp luật.
Sau gần nửa tháng thực hiện Nghị định 168 xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tình hình giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực, giảm số vụ tai nạn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
Ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến không đồng ý với một số nội dung trong cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, tự nhận bản thân chỉ "thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát".
0