Phân cấp quyết định giá đất giám sát chặt tránh tiêu cực

Với việc phân cấp, ủy quyền quyết định giá đất để đấu giá quyền sử dụng đất hoặc tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đến cấp huyện, nhiều ý kiến cho rằng cần phải được giám sát chặt chẽ tránh xảy ra tiêu cực.

Ngày 6/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về việc ủy quyền quyết định giá đất cụ thể cho các địa phương.

Nghị quyết nêu rõ: UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để thực hiện uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với  hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời ủy quyền cho UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định giá đất.

Hiện nay do giá đền bù giải phóng mặt bằng dựa vào bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần do cấp tỉnh ban hành, nên nhiều khi chưa theo kịp giá thị trường, dẫn đến khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thiếu sự đồng thuận của người dân. 

Việc phân quyền như vậy sẽ góp phần giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xác định giá đất cụ thể và cấp huyện là đơn vị đưa ra quyết định thẩm định giá đất, chủ trì đền bù giải phóng mặt bằng sẽ gần dân, sát dân, lắng nghe được tiếng nói từ phía người dân nhiều hơn...

Rec ảnh: Theo TS Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: "Khi giá đất do nhà nước xác định đảm bảo tiệm cận với mặt bằng giá thị trường sẽ hài hòa giữa 3 bên: Nhà nước – Người dân – Doanh nghiệp,lúc đó thị trường sẽ phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh hơn và giúp Nhà nước có công cụ quản lý thông tin về thị trường BĐS, từ đó đưa ra các chính sách nhằm điều tiết kịp thời thị trường".

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc phân cấp, ủy quyền như vậy là phù hợp với tình hình thực tế và cần thiết phải làm, nhưng việc phân quyền này cũng sẽ tạo quyền lực vô cùng lớn cho lãnh đạo đứng đầu cấp huyện.

Để tránh tiêu cực có thể xảy ra thì cần phải có quy định gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong quá trình thẩm định, xác định giá đất cụ thể; kèm theo đó là những chế tài vừa để khuyến khách, nhưng cũng để chịu trách nhiệm. Tránh trường hợp sợ sai không làm hoặc có làm nhưng giám sát lỏng lẻo dẫn đến sai phạm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kiến tạo thành phố thông minh để làm ra nhiều lợi ích hơn cho xã hội và con người. Đây chính là kinh nghiệm đúc rút được từ các thành phố đã phát triển thành công mô hình này.

Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013, đất công ích được hiểu là quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

Lựa chọn mua hoặc thuê chung cư cũ, có thể mang lại những lợi ích kinh tế như chi phí sinh hoạt thấp hơn so với các tòa nhà mới xây. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với một số rủi ro mà người mua nên cân nhắc.

Trên thế giới, nhà ở xã hội đã được nhiều nước phát triển quan tâm và có những chính sách hỗ trợ người dân để làm sao có thể sở hữu nhà một cách dễ dàng nhất.

Hơn 10.000 cá nhân bị lừa với tổng số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đây chính là hệ lụy từ vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến BĐS Nhật Nam trong những ngày gần đây. Đáng tiếc đây không phải là trường hợp hiếm gặp khi trước đó, hàng loạt vụ việc tương tự cũng đã bị lực lượng chức năng phanh phui.

Tại Hội nghị đại biểu chuyên trách Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đã có ý kiến liên quan đến việc đặt cọc, tỷ lệ cọc trong Luật Kinh doanh bất động sản. Theo đó, cần quy định rõ tỉ lệ tối đa, tránh tình trạng chủ đầu tư nhận tiền đặt cọc như một kênh huy động vốn.