Phân cấp, ủy quyền, tạo cơ chế đặc thù cho Thủ đô

Theo chương trình, ngày mai, dự thảo Luật Thủ Đô sửa đổi sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Thực tế hơn 1 năm qua, quá trình xây dựng chính sách, soạn thảo, Thành phố Hà Nội đã tranh thủ tâm huyết, trí tuệ của các cấp, ngành; các chuyên gia, nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực.

Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của Thủ đô, các quy định trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô về tất cả các mặt kinh tế - xã hội.

Điển hình nhất là dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Dự án có tổng mức đầu tư trên 85,8 nghìn tỷ đồng, quy mô 112,8 km đi qua 3 tỉnh, thành phố. Nếu như trước đây, Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm chủ đầu tư, nay Chính phủ tin tưởng phân cấp, ủy quyền cho các địa phương thực hiện. Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 được thành lập do Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban. Với tinh thần vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, chỉ sau 1 năm 9 ngày, kể từ thời điểm Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đã bảo đảm toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành trên 80%, trong đó thành phố Hà Nội đạt trên 84%.

Phân cấp, phân quyền là chủ trương được Đảng, Nhà nước triển khai quyết liệt nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo gắn với đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý điều hành kinh tế, xã hội trên địa bàn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Thủ đô. Bởi không chỉ có Dự án đường vành đai 4, Hà Nội đã và sẽ triển khai rất nhiều dự án, công trình trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Cùng với phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần đầu tiên có quy định về tổ chức chính quyền tại Thành phố Hà Nội, đó là chương 2 với 10 điều. Theo các chuyên gia, bộ máy chính quyền của Hà Nội cần được tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng nấc trung gian, bảo đảm tính nhanh nhạy trong công tác quản lý.

Với vị thế đặc biệt, Hà Nội rất cần có những chính sách đặc thù, trong đó có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao. Để cụ thể hóa Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Điều 17 dự thảo Luật đã thiết kế 2 khoản về vấn đề này.

Việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, tập trung vào những chính sách đặc thù, riêng biệt cho Thủ đô cần được quy định hoặc khác với quy định của luật hiện hành, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Thủ đô phát huy tiềm năng, lợi thế bứt phá phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua Ngọc Hồi - Văn Điển nhiều năm qua phải thi công dang dở do không có mặt bằng. Đến nay, với sự vào cuộc trách nhiệm của huyện Thanh Trì, vướng mắc đã được tháo gỡ.

Rất nhiều xe chở rác tập kết trên vỉa hè đường Võ Thị Sáu, đoạn trước cổng Công viên Tuổi trẻ thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng…

Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.

Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.

Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.