Phấn đấu dự án đường trục phía Nam về đích năm 2025

Sau hơn một tháng thực hiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án đường trục phía Nam, đoạn qua xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, việc thi công đang được đẩy nhanh nhằm sớm khơi thông nút nghẽn đã tồn tại gần 10 năm qua.

Ngay khi tiếp nhận mặt bằng, toàn bộ phần đường dẫn kết nối với cầu bắc qua kênh Vân Đình thuộc dự án đường trục phía Nam đã hoàn thành hạng mục đào đắp. Hơn 200 khối đất, cát đã được huy động, phục vụ san nền. Hiện nay, đơn vị thi công đang triển khai công tác lu nèn, chống thấm. Theo dự kiến, chỉ trong quý 1/2025, toàn bộ các phần việc thi công, xây lắp ở đây sẽ hoàn thành để đảm bảo thông xe, kết nối dự án với tỉnh lộ 429.

Đến thời điểm này, việc thi công cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. 15 hộ dân có diện tích bị cưỡng chế giải phóng mặt bằng không gây cản trở, ảnh hưởng tới dự án.

Có nhà liền kề dự án, bà Nguyễn Thị Chuyên (xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên) rất trông chờ đoạn đường đã đắp chiếu nhiều năm lần này sớm hoàn thành đúng hẹn: "Dân chúng tôi rất vui mừng phấn khởi, ủng hộ dự án. Làm nhanh, sớm ngày nào tốt ngày ấy để đưa vào phục vụ người dân. Muốn kinh tế phát triển phải có giao thông đi trước. Mong muốn nhà nước sớm hoàn thiện để người dân được hưởng thụ tuyến đường huyết mạch của địa phương".

Hiện nay, tại vị trí nút giao với tỉnh lộ 429 còn vướng một số cột điện, đường dây viễn thông. Theo UBND huyện Phú Xuyên, vướng mắc này sẽ được giải quyết ngay trong quý 4 năm nay. Vị trí cuối cùng còn vướng giải phóng mặt bằng trên tuyến đường trục phía Nam, UBND huyện Phú Xuyên đang đẩy nhanh công tác kiểm đếm, đền bù.

Theo gia hạn của UBND TP Hà Nội, trong năm 2025, dự án đường trục phía Nam Thủ đô sẽ phải hoàn thành và đưa vào khai thác. Nếu đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng như kế hoạch huyện Phú Xuyên đề ra, dự án Đường trục phía Nam sẽ về đích đúng hẹn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.

Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2025, dự báo thời điểm này nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại sẽ gia tăng, kéo theo những vi phạm như: xe dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chạy rùa bò… gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.

Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một trong những nội dung được quan tâm là các quy định liên quan đến việc tách bạch, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.