Phân định rõ báo và tạp chí, tránh báo hóa tạp chí

Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất cần phân định rõ báo và tạp chí, tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ khoa học - công nghệ với tạp chí khác để tránh tình trạng báo hóa tạp chí.

Chuẩn bị cho công tác thẩm tra dự án Luật Báo chí (sửa đổi), chiều 7/2, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng chủ trì cuộc làm việc.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, thực tiễn hoạt động báo chí đã có nhiều thay đổi. Từ loại hình báo chí, các phương tiện, nền tảng đến cách tiếp cận thông tin của độc giả, các quy định trong luật hiện hành không còn phù hợp; nhiều quy định cần điều chỉnh, bổ sung như báo chí số, kinh tế báo chí, quản lý phóng viên, văn phòng thường trú…

Từ một số vấn đề mới đặt ra trong thực tiễn, đại diện Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí đối với tất cả hoạt động báo chí, hoạt động của cơ quan báo chí trên tất cả các nền tảng; Bổ sung các mô hình cơ quan báo chí mới như tập đoàn, tổ hợp báo chí, truyền thông, báo chí trên nền tảng số…; Cần phân định rõ báo và tạp chí, tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ khoa học - công nghệ với tạp chí khác để tránh tình trạng báo hóa tạp chí.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng đánh giá cao những ý kiến góp ý của Hội Nhà Báo Việt Nam, đồng thời khẳng định, Ủy ban sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát trong quá trình xây dựng báo cáo thẩm tra bảo đảm khách quan, đa chiều, hướng đến dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) chất lượng để trình Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng mong muốn và đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục đồng hành, chủ động nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi), để khi luật ban hành đi vào cuộc sống sẽ tác động tích cực đến hoạt động báo chí. Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành Luật báo chí phải tổng kết, đánh giá; với những chính sách mới, cần có nghiên cứu đánh giá tác động, mục tiêu cuối cùng là tạo hành lang thuận lợi cho báo chí phát triển trong bối cảnh mới.

Dự kiến, dự án Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ phát động Ngày chạy Olympic, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 50 đã diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm với sự tham gia của hơn 4.000 người.

Thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 33.000 lao động, đạt gần 20% kế hoạch năm chỉ trong 2 tháng đầu năm 2025.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 vào tối 23/3 tại Hà Nội.

Chủ tịch nước Lương Cường đã dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Bình Phước trong sáng 23/3, tại thành phố Đồng Xoài.

Cả nước đã tiết kiệm được 448.000 kWh điện, tương đương khoảng trên 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2025.

Tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là đề nghị của Bộ Nội vụ đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.