Phân luồng giao thông đến và đi từ Hà Nội dịp Tết

Thành phố Hà Nội vừa đưa ra phương án tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2025.

Cụ thể, phương tiện từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Nam có thể theo các hướng sau: đi nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; đi theo quốc lộ 1 cũ Giải Phóng - Ngọc Hồi - Quốc lộ 1 vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tại nút giao Vạn Điểm, nút giao Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên).

Từ các tỉnh phía Nam đi về thành phố Hà Nội, phương tiện có thể theo các hướng sau để vào thành phố: tại nút giao Liêm Tuyền trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đi đường Tỉnh lộ 494 - quốc lộ 21B - Quốc lộ 6 (ngã ba Ba La, Hà Đông).

Phương tiện từ Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn...) và ngược lại theo các hướng: Vành đai 3 - cầu Thanh Trì - cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Quốc lộ 18 đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Ngoài ra, phương tiện có thể theo cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập - Ngô Gia Tự - cầu Đuống - đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Phương tiện từ Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái...) và ngược lại theo các lối sau: Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 2 vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Cầu Thăng Long - Tỉnh lộ 23 - đường Mê Linh đi Quốc lộ 2.

Phương tiện từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La...) và ngược lại theo các hướng: Đại lộ Thăng Long - đường Tản Lĩnh - Yên Bài - cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; Quốc lộ 6 - thị trấn Xuân Mai - Hòa Bình.

Từ Hà Nội đi các tỉnh phía Đông (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương...) và ngược lại theo các đường: Cổ Linh - nút giao Vành đai 3 đường Cổ Linh - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường tỉnh 379 đi Hưng Yên, Hải Phòng; quốc lộ 5 cũ (Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận) đi Hải Dương; cầu Thanh Trì - cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - đi Quốc lộ 18.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam phải thực hiện chuyển đổi xanh trên tất cả các lĩnh vực, từ giao thông đến quy hoạch đô thị. Bên cạnh đó, đất nước cần có những kinh nghiệm, hợp tác quốc tế.

Năm nay, thị trường ghi nhận sự thay đổi rõ rệt không chỉ trong xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng, mà còn trong cách họ điều chỉnh ngân sách cho các sản phẩm cây cảnh.

Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố trong ngày 2/1.

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế và 120-130 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 950.000 đến 1.000.000 tỷ đồng.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 3/1/2025, thời tiết tại khu vực Hà Nội khá dễ chịu với trạng thái có mây.

Tối 2/1, hàng nghìn người hâm mộ bóng đá ở TP.HCM xuống đường ăn mừng chiến thắng 2-1 của tuyển Việt Nam. Rộn rã kèn, trống khắp các tuyến đường trung tâm thành phố.