Phân luồng học sinh giúp giảm áp lực tuyển sinh lớp 10

Thời điểm này, các sĩ tử trên cả nước đang trong giai đoạn nước rút để chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp 10 trung học phổ thông. Tại một số địa phương, nhất là ở các thành phố lớn, cuộc thi vào lớp 10 thậm chí còn gay go hơn cả kỳ thi đại học. Trên thực tế, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp từ sớm là hết sức quan trọng giúp giảm tải sức nóng kỳ thi và tăng cơ hội lựa chọn cho các thí sinh.

Áp lực lớn từ kỳ thi vào lớp 10 năm nay đã khiến nhiều phụ huynh cảm thấy vô cùng căng thẳng khi đồng hành cùng con. Thay vì áp đặt, các bậc phụ huynh đã cùng con xem xét thêm nhiều phương án tuyển sinh khác.

Lo con không thi được, mà áp lực thì căng thẳng, mình cũng lựa chọn tìm hiểu thêm các phương án khác để con có thêm cơ hội.

Chị Phan Thị Hường – Phụ huynh học sinh

Cả cha mẹ và học sinh cùng quay cuồng. Thực tế cho thấy cuộc thi vào lớp 10 trường công nhiều năm qua rất căng thẳng, do tỷ lệ được chọn thấp, chưa kể nhiều địa phương lại thiếu trường, thiếu lớp.

Để giảm áp lực cho kỳ thi vào lớp 10, ngay từ thời điểm này, nhiều trường THCS đã chủ động thực hiện công tác tư vấn phân luồng hướng nghiệp.

Để giảm áp lực cho kỳ thi vào lớp 10, ngay từ thời điểm này, nhiều trường THCS đã chủ động thực hiện công tác tư vấn phân luồng hướng nghiệp để giúp các em học sinh thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề. Điều quan trọng là việc chọn con đường nào phù hợp nhất với năng lực, khả năng, sở trường của từng học sinh.

Trên thực tế các em hoàn toàn có nhiều cơ hội lựa chọn khác không chỉ mỗi vào lớp 10, điều quan trọng phải phù hợp năng lực và sở thích của các em cũng như định hướng nghề nghiệp sau này.

Thạc sĩ Lê Anh Tuấn – Chuyên gia hướng nghiệp – khởi nghiệp, Thành đoàn Hà Nội

Nhìn từ góc độ toàn xã hội, việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là giải pháp tích cực góp phần thay đổi nhận thức người dân và học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề, góp phần điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 26/7, Hội Cựu giáo chức Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu Hợp tác Phát triển Giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”.

Nằm tại quận Long Biên, Hà Nội, trường THPT Nguyễn Gia Thiều được biết tới là ngôi trường giàu truyền thống lịch sử với các thế hệ học sinh đạt được nhiều thành tích cao. Trong đó, có một người học trò đặc biệt, đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc, niềm tự hào của ngôi trường Nguyễn Gia Thiều.

9 nhà giáo ưu tú có tinh thần đổi mới, giỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa được công nhận là "Nhà giáo Đan Phượng tâm huyết sáng tạo” năm 2024.

Bộ GD&ĐT cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán quốc tế năm 2024 đều đoạt huy chương và bằng khen, trong đó có hai huy chương Bạc, ba huy chương Đồng và một bằng khen.

Nhiều trường đại học phía Bắc như Đại học Điện lực, Đại học Công đoàn, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố điểm sàn thi tốt nghiệp THPT từ 15 - 21 điểm.

Nguyễn Hà Nhi, học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều, là người đã chinh phục ngôi vị thủ khoa toàn quốc tính trên 1 triệu thí sinh, với số điểm gần như tuyệt đối 57,85 .