Phản ứng của các nước với thoả thuận tại COP28
Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi đây là một thỏa thuận mang tính "lịch sử" nhưng nhấn mạnh thành công thực sự của thoả thuận trên nằm ở quá trình thực hiện.
Thỏa thuận đạt được ở Dubai sau hai tuần đàm phán căng thẳng nhằm gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách rằng thế giới thống nhất mong muốn từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, điều mà các nhà khoa học cho là hy vọng lớn nhất cuối cùng để thoát khỏi thảm họa khí hậu. Một số quốc gia hoan nghênh thỏa thuận khó khăn này.
Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry cho biết :“Đây là thời điểm mà chủ nghĩa đa phương thực sự có hiệu quả và mọi lợi ích cá nhân cũng như lợi ích chung đều được quan tâm”.
Hơn 100 quốc gia đã vận động mạnh mẽ để thỏa thuận COP28 có những ngôn ngữ mạnh mẽ kêu gọi"loại bỏ" việc sử dụng dầu, khí đốt và than đá, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liêth từ nhóm sản xuất dầu OPEC do Ả Rập Xê-út dẫn đầu, vốn cho rằng thế giới có thể cắt giảm lượng khí thải mà không loại bỏ các loại nhiên liệu cụ thể.
Một đại diện của Ả Rập Xê-út tại hội nghị thượng đỉnh COP28 hoan nghênh thỏa thuận vừa đạt được nhưng khẳng định lập trường của quốc gia sản xuất dầu mỏ rằng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là giảm khí thải bằng cách sử dụng tất cả các công nghệ.
Các quốc đảo nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu lại nằm trong số những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và nhận được sự ủng hộ của các nước sản xuất dầu khí khổng lồ như Mỹ, Canada và Na Uy, cùng với khối EU và nhiều chính phủ khác.
Một đại diện của Liên minh các Quốc đảo Nhỏ cũng phát biểu tại phiên họp toàn thể, cho rằng thỏa thuận đã được thông qua trước khi các đại biểu đến phòng họp và chỉ trích văn bản là thiếu tham vọng. Hội nghị đã phải kéo dài thêm một ngày để đạt được thỏa thuận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.
Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.
Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
0