Phanh tự động, tính năng bắt buộc với ô tô tại Mỹ

Tại thị trường Mỹ, phanh tự động khẩn cấp sẽ trở thành một tính năng bắt buộc trong thời gian tới. Đây là hệ thống an toàn đã dần xuất hiện trên các phương tiện, hoạt động dựa trên các camera cảm biến liên tục giám sát hành trình của xe, nhằm cảnh báo cho tài xế và tự kích hoạt hệ thống phanh nếu có trường hợp va chạm.

Chính phủ Mỹ vừa thông báo công nghệ phanh tự động khẩn cấp (AEB) sẽ trở thành tính năng bắt buộc đối với các mẫu xe ô tô mới bán tại thị trường Mỹ vào năm 2029. Mọi xe mới phải có khả năng tự động dừng lại và tránh va chạm với xe phía trước ở tốc độ 100 km/h cả ngày lẫn đêm, hay thậm chí lên tới 145 km/h trong trường hợp nguy cấp. Ngoài ra, xe ô tô cũng cần có khả năng phát hiện và tránh va phải người đi bộ phía trước khi đang ở tốc độ tối đa là 72 km/h.

Theo Chính phủ Mỹ, việc đưa công nghệ AEB trở thành tiêu chuẩn trên ô tô là một bước tiến trong lĩnh vực an toàn giao thông, nhằm giảm tai nạn và bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông. Công nghệ này ước tính có thể cứu sống gần 400 người mỗi năm và ngăn ngừa 24.000 ca chấn thương, giúp tiết kiệm chi phí y tế, bảo hiểm và sửa chữa xe.

Đưa công nghệ AEB trở thành tiêu chuẩn trên ô tô là một bước tiến trong lĩnh vực an toàn giao thông.

Quy định này dự kiến chỉ làm tăng giá xe mới khoảng 84 đô la (khoảng 2 triệu đồng). Cục quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) sẽ để các nhà sản xuất tự do chọn lựa cảm biến phù hợp. Các công ty sản xuất xe quy mô nhỏ sẽ được hưởng thêm 1 năm để thích nghi với quy định mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách đây 35 năm, Mazda đã cho ra đời những chiếc xe MX-5 đầu tiên, hay còn gọi là Mazda Roadster. Nhân dấu mốc đặc biệt này, hãng xe Nhật Bản đã cho ra đời phiên bản kỷ niệm 35 năm với màu sơn Artisan Red Premium, nhiều chi tiết đặc trưng lấy cảm hứng từ các thế hệ trước đây.

Trong bối cảnh ngành ô tô toàn cầu đang cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt từ các hãng xe lớn, hai hãng xe của Nhật Bản là Honda và Nissan đang cân nhắc một bước đi chiến lược, có thể sẽ sáp nhập để tăng sức mạnh cạnh tranh.

Ford - hãng xe của Mỹ đang triển khai đợt gọi sửa chữa 768.000 ô tô sử dụng động cơ diesel trên toàn thế giới. Những vấn đề liên quan đến bộ lọc của các mẫu xe ảnh hưởng có thể không vượt qua bài kiểm tra khí thải.

Thú chơi ô tô mô hình, nơi những chiếc xe thu nhỏ không chỉ là đồ vật mà còn là nghệ thuật và chứa đựng từng câu chuyện nhỏ của người sưu tầm được lưu giữ ở trong đó.

Ngày 19/12, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập GSM, tuyên bố ngừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury sử dụng xe VinFast VF 8.

Trong bối cảnh các quy định về khí thải chặt chẽ hơn tại châu Âu, các nhà sản xuất ô tô tại châu lục này đang tăng giá xe chạy xăng và chuẩn bị giảm giá xe điện. Điều này có nguy cơ làm giảm thêm lợi nhuận của toàn bộ ngành công nghiệp đang gặp khó khăn này.