Pháp cảnh báo châu Âu về sức mạnh của tên lửa Nga

Tổng thống Pháp bày tỏ lo ngại về việc Nga đang đạt được những tiến bộ rất lớn trên chiến trường trong những ngày gần đây.

Trả lời báo chí, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo chiến thắng hoàn toàn của Nga trước Ukraine sẽ gây bất lợi cho an ninh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vì điều đó có thể cho phép Moscow đặt tên lửa ngay trước ngưỡng cửa EU.

Ông Macron cho rằng Ukraine rất quan trọng đối với an ninh của Pháp vì nước này chỉ cách biên giới Pháp 1.500 km. Cũng theo ông Macron, tính năng kỹ thuật và tầm bắn của tên lửa đạn đạo Nga đang gây nguy hiểm cho các nước châu Âu.

Hồi tháng 2, Tổng thống Macron đã gây tranh cãi sau khi tuyên bố phương Tây không loại trừ khả năng đưa quân đến Ukraine và các nước này sẽ làm mọi việc có thể để ngăn chặn Nga giành chiến thắng ở Ukraine. Nga nhiều lần chỉ trích phát ngôn của nhà lãnh đạo Pháp, đồng thời cảnh báo nguy cơ xảy ra cuộc xung đột hạt nhân nếu phương Tây đưa quân vào Ukraine.

Tổng thống Pháp trước đây đã nêu ra hai điều kiện để phương Tây điều quân đến Ukraine, thứ nhất là nếu người Nga đột phá trên tiền tuyến, thứ hai là nếu có yêu cầu của Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), tức 12h trưa 5/11 (theo giờ Việt Nam), thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire đã mở cửa điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầy kịch tính.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.

Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.

Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.

Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.

Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.