Pháp công bố gói viện trợ bảo tồn cầu Long Biên

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, cây cầu lịch sử và là biểu tượng văn hóa đối với người dân Hà Nội, đang xuống cấp. Pháp vừa công bố tài trợ 700 ngàn euro cho công tác nghiên cứu khôi phục cầu Long Biên.

Nhiều năm nay, anh Nguyễn Xuân Thành ngày nào cũng đi qua cầu Long Biên để lấy hàng nên anh nhận thấy sự xuống cấp của cây cầu qua từng ngày: "Cây cầu này xuống cấp rất nhiều. Tôi thấy nhu cầu đi qua cầu Long Biên này rất lớn. Nhu cầu là cấp thiết".

Cầu Long Biên sẽ được Pháp hỗ trợ bảo tồn.

Cầu Long Biên không chỉ là cây cầu kết nối hai quận của Thủ đô mà còn mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử, gắn bó với bao thế hệ người Hà Nội. Do vậy, việc sửa chữa cầu Long Biên là mong mỏi của người dân Hà Nội.

Pháp đã quyết định hỗ trợ Hà Nội bảo tồn cây cầu này.

Pháp sẽ có khoản tài trợ trị giá 700.000 euro để thực hiện 1 nghiên cứu tiền khả thi về khôi phục, cải tạo cây cầu này. Phía Pháp tài trợ cho quá trình trực tiếp cải tạo cầu Long Biên bằng khoản vay với những điều kiện rất ưu đãi, thông qua công cụ của mình là cơ quan phát triển Pháp AFD.

Ông Olivier Brochet - Đại sứ Pháp tại Việt Nam.

Tham gia nghiên cứu, bảo tồn cầu Long Biên là Tập đoàn Artelia, một trong những tập đoàn lớn của Pháp về xây dựng. Theo đơn vị này, để cải tạo cầu Long Biên, cần 11 tháng nghiên cứu, xem xét và đánh giá hiện trạng của cây cầu với những trang thiết bị hiện đại.

Với đội ngũ chuyên gia của Pháp và các kĩ sư Việt Nam, sau khi nghiên cứu và khảo sát kĩ càng, phía Pháp sẽ đưa ra các phương án sữa chữa, duy tu và bảo tồn cây cầu. Phía Pháp cho biết đang phối hợp với các sở, ban, ngành của Hà Nội để làm các thủ tục cho việc nghiên cứu cầu Long Biên. Cầu Long Biên sau khi duy tu, bảo tồn sẽ đảm bảo an toàn lưu thông cho các phương tiện qua lại, cũng như khôi phục công trình văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, kết nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Được Pháp xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902, đây là cây cầu lịch sử và là biểu tượng văn hóa đối với người dân Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.

Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.

Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.