Pháp công bố gói viện trợ bảo tồn cầu Long Biên

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, cây cầu lịch sử và là biểu tượng văn hóa đối với người dân Hà Nội, đang xuống cấp. Pháp vừa công bố tài trợ 700 ngàn euro cho công tác nghiên cứu khôi phục cầu Long Biên.

Nhiều năm nay, anh Nguyễn Xuân Thành ngày nào cũng đi qua cầu Long Biên để lấy hàng nên anh nhận thấy sự xuống cấp của cây cầu qua từng ngày: "Cây cầu này xuống cấp rất nhiều. Tôi thấy nhu cầu đi qua cầu Long Biên này rất lớn. Nhu cầu là cấp thiết".

Cầu Long Biên sẽ được Pháp hỗ trợ bảo tồn.

Cầu Long Biên không chỉ là cây cầu kết nối hai quận của Thủ đô mà còn mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử, gắn bó với bao thế hệ người Hà Nội. Do vậy, việc sửa chữa cầu Long Biên là mong mỏi của người dân Hà Nội.

Pháp đã quyết định hỗ trợ Hà Nội bảo tồn cây cầu này.

Pháp sẽ có khoản tài trợ trị giá 700.000 euro để thực hiện 1 nghiên cứu tiền khả thi về khôi phục, cải tạo cây cầu này. Phía Pháp tài trợ cho quá trình trực tiếp cải tạo cầu Long Biên bằng khoản vay với những điều kiện rất ưu đãi, thông qua công cụ của mình là cơ quan phát triển Pháp AFD.

Ông Olivier Brochet - Đại sứ Pháp tại Việt Nam.

Tham gia nghiên cứu, bảo tồn cầu Long Biên là Tập đoàn Artelia, một trong những tập đoàn lớn của Pháp về xây dựng. Theo đơn vị này, để cải tạo cầu Long Biên, cần 11 tháng nghiên cứu, xem xét và đánh giá hiện trạng của cây cầu với những trang thiết bị hiện đại.

Với đội ngũ chuyên gia của Pháp và các kĩ sư Việt Nam, sau khi nghiên cứu và khảo sát kĩ càng, phía Pháp sẽ đưa ra các phương án sữa chữa, duy tu và bảo tồn cây cầu. Phía Pháp cho biết đang phối hợp với các sở, ban, ngành của Hà Nội để làm các thủ tục cho việc nghiên cứu cầu Long Biên. Cầu Long Biên sau khi duy tu, bảo tồn sẽ đảm bảo an toàn lưu thông cho các phương tiện qua lại, cũng như khôi phục công trình văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, kết nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Được Pháp xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902, đây là cây cầu lịch sử và là biểu tượng văn hóa đối với người dân Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tối 22/12, chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024) đã diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), tái hiện hành trình đầy tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam.