Phát hiện hơn 4 nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản

Trong phiên thảo luận về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, các đại biểu rất quan tâm đến việc Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản.

Đây là những vấn đề được quan tâm trong phiên thảo luận về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022 sáng nay (7/6).

Bà Phạm Thị Thanh Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nêu ý kiến: "Thực tế, nếu chúng ta không rốt ráo vấn đề này thì sẽ tiếp tục phát sinh nợ mới. Do đó, đại biểu cho rằng cần phải hạn chế ảnh hưởng tối đa đến các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư công một cách chân chính và trao gửi niềm tin thực hiện các dự án đầu tư công, vay vốn ngân hàng, sau đó phải kịp thời thanh toán khi có khối lượng hoàn thành".

Quan tâm đến số chuyển nguồn sang năm sau còn lớn cho thấy việc sử dụng ngân sách Nhà nước có nơi chưa hiệu quả, đại biểu cho rằng có nguyên nhân từ việc dự toán không sát.

Bà Phạm Thị Thanh Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Ảnh: Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết số chi chuyển nguồn từ 2022 sang năm 2023 cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu: "Nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn. Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn giảm đi".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh: Nhân dân.

Cuối giờ sáng cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.

Chiều 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).

Sau Lễ truy điệu, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội vào lúc 15h30. Đây cũng là nơi an nghỉ dành cho nhiều lãnh đạo cấp cao và những người có đóng góp to lớn cho đất nước.