Phát hiện mộ táng của người Việt thời tiền Đông Sơn

Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.

Đó là một trong những kết quả khai quật khảo cổ được các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và các cơ quan liên quan đã tiến hành khai quật khảo cổ tại phía Tây di chỉ khảo cổ Vườn Chuối.

Đợt khai quật này đã làm xuất lộ cơ bản không gian phân bố và những dấu tích quan trọng nhiều di vật tiêu biểu về mặt bằng sinh sống thời Đông Sơn, góp phần cung cấp đầy đủ hơn chứng cứ về sự có mặt của con người và lịch sử dân tộc Việt nam thời tiền sơ sử.

Cuộc khai quật phía tây Di chỉ Vườn Chuối đã triển khai 40 hố khai quật, mỗi hồ có diện tích 100m². Đoàn nghiên cứu đã phát hiện hơn 70 mộ táng tiền Đông Sơn và 40 mộ táng Đông Sơn, chia thành 2 giai đoạn mộ Đông Sơn sớm và mộ Đông Sơn muộn. Hệ thống di cốt trong các mộ táng thuộc các giai đoạn khác nhau và vẫn còn được bảo tồn khá tốt.

Những phát hiện mới này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn khi triển khai nghiên cứu về nhân chủng học, di truyền, bệnh lý, vận động, chế độ dinh dưỡng... của người Việt cổ trong thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam.

Tính đến nay, đợt khai quật đã thu được nhiều di vật thuộc các nhóm chất liệu đá, đồng, gốm, xương, sắt… thuộc nhiều giai đoạn khác nhau từ Phùng Nguyên muộn đến Đông Sơn muộn. Trong số này, đồ gốm vụn có số lượng nhiều nhất với khoảng trên 10 tấn gốm đã thu về lưu trữ trong kho tạm và còn nhiều cụm gốm tùy táng vẫn đang được lưu trữ tại hiện trường. Bảo tàng Hà Nội là đơn vị đảm nhận công tác lưu giữ và bảo quản.

Di chỉ Vườn Chuối được phát hiện từ cách đây 55 năm, những nghiên cứu từ hơn 20 năm qua đã xác định đây là di chỉ cư trú mộ tàng có tầng văn hóa dày phát triển qua nhiều giai đoạn tiền Đông Sơn - Đông Sơn.

Cùng một số rất ít di tích như Đồng Đậu, Đình Tràng, di chỉ Vườn Chuối có thể chứng minh cho sự phát triển liên tục của thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trái ngược với những giá trị lịch sử văn hóa quý báu của Vườn Chuối, công tác bảo tồn di tích lại diễn ra khá chậm. Đến nay, Vườn Chuối mới chỉ được ghi vào danh mục kiểm kê di tích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội luôn là một đề tài sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ. Dù là trong bất cứ giai đoạn nghệ thuật nào, Hà Nội vẫn luôn hào hoa, thanh lịch và sở hữu một nét riêng có trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật.

“Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Sông núi trên vai" - tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Urdu (ngôn ngữ của Pakistan), đưa văn học Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Sự kiện đang nhận được nhiều sự quan tâm và khẳng định văn học chính là sợi dây kết nối giữa các quốc gia.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.

Áo dài đã trở thành biểu tượng về bản sắc văn hóa của người Việt, là thói quen trong sử dụng trang phục của cả nam giới lẫn nữ giới người Việt, là niềm tự hào mỗi khi bạn bè quốc tế nhắc đến Việt Nam. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do mà áo dài vẫn chưa thể trở thành Quốc phục và Việt Nam vẫn chưa chọn được Quốc phục nào vừa ý.

Đại sứ quán Australia tại Hà Nội vừa tổ chức sự kiện "Hương vị nước Úc - Đại tiệc BBQ 2024" tại Hoàng thành Thăng Long để tôn vinh tinh hoa ẩm thực, đồ uống và văn hóa của Australia tại Việt Nam.

Tối 17/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức chương trình “Hương vị Australia - đại tiệc BBQ 2024” nhằm tăng cường giao lưu về ẩm thực và văn hoá giữa Việt Nam và Australia.