Di tích của Hà Nội, điểm đến an toàn, hấp dẫn

Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Thời gian qua, việc triển khai mô hình tuyên truyền “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị các di tích, di sản trên địa bàn.

Thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cũng đã có sáng kiến triển khai mô hình “Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu”, nhằm xây dựng văn hóa ứng xử văn minh tại các danh lam thắng cảnh, di tích.

Tại Đền Quán Thánh - thuộc quận Ba Đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Quán Thánh đã triển khai Điểm hỗ trợ trang phục cho du khách tham quan. Những trang phục truyền thống của Việt Nam được du khách quốc tế rất yêu thích. Các du khách đều rất hào hứng với trải nghiệm mới này khi khám phá ngôi đền thờ một trong bốn vị thần của "Thăng Long tứ Trấn".

Tới đền - chùa Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm), nơi thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, du khách có thể cảm nhận được cảnh quan sạch, đẹp ở khuôn viên di tích. Bảng, biển Quy tắc ứng xử nơi công cộng được niêm yết rõ ràng, chi tiết ở vị trí dễ nhìn, giúp khách tham quan hiểu được các quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự, để từ đó đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung…, góp phần vào hình thành những chuẩn mực văn hóa khi đến với khu di tích, điểm văn hóa.

Việc triển khai nhân rộng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” nhằm cụ thể hoá việc đưa Quy tắc ứng xử nơi công cộng đi sâu vào cuộc sống. Bên cạnh yêu cầu xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” và Kế hoạch 306 của UBND thành phố về “Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2025”, Thành phố đã đề xuất Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố xây dựng mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu”, với ít nhất 40 mô hình trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025.

Năm 2024 đánh dấu chiến thắng đầu tiên của Hà Nội ở hạng mục “Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam”. Các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được du khách đánh giá rất cao về giá trị tài nguyên, giá trị văn hóa cũng như công tác bảo tồn và tôn tạo. Sự thân thiện của cộng đồng địa phương cũng đã tạo được rất nhiều dấu ấn trong lòng khách du lịch, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Hà Nội thanh bình, hiếu khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử còn nguyên vẹn, cao nhất của Hoàng thành Thăng Long. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính, mà còn là chứng nhân cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.

Đón xuân mới 2025, nhóm hoạ sỹ G39 đã giới thiệu tới công chúng triển lãm với chủ đề “Tết Tỵ”.

Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 với chủ đề 'Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới'.