Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận
Trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì thành lập 31 đoàn giám sát để tổ chức giám sát theo chuyên đề. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở cơ sở đã chủ trì, phối hợp giám sát được 231.110 cuộc; trong đó, cấp tỉnh giám sát được 7.508 cuộc; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, chủ trì giám sát được 39.794 cuộc; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, chủ trì giám sát được 183.808 cuộc. Công tác giám sát đã được triển khai toàn diện trên toàn quốc.
Năm 2024, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia giám sát Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng Ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: “Giám sát của mặt trận là giám sát mang tính xã hội và mang tính giám sát nhân dân, cho nên nếu so sánh với giám sát quyền lực, giám sát thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước khác thì tính chế tài, bắt buộc không có tính ngay và luôn lập tức. Tuy nhiên, Hiến pháp đã quy định, tất cả các cơ quan của Đảng, Nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân, bởi vậy chúng ta không thể coi nhẹ các ý kiến kiến nghị, phản ánh của nhân dân thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận”.
Ngoài giám sát chuyên đề của Trung ương, chương trình giám sát của tỉnh, thành phố đến xã, phường, thị trấn sẽ lựa chọn những vấn đề nhân dân quan tâm, điểm nóng nổi lên, gây bức xúc trong dư luận. Vai trò của các ban giám sát đầu tư cộng đồng tại cơ sở đã thực sự phát huy hiệu quả.
Ông Đào Duy Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cho hay: “Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cũng đã rất quan tâm đến các hoạt động giám sát; đồng thời, có những lớp tập huấn nâng cao kỹ năng cho đội ngũ làm công tác giám sát đầu tư cộng đồng, từ đó nâng cao được kinh nghiệm có kiến thức có chuyên môn để tổ chức giám sát”.
Ông Lê Bá Trình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ: “Những chủ trương, giải pháp mà Ban Bí thư, Bộ Chính trị cũng như Luật pháp quy định, mặt trận phải vào cuộc ngay trên cơ sở kế thừa thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua để nâng tầm lên kết quả của công tác giám sát phản biện xã hội, đảm bảo được mục tiêu đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân, đồng thời huy động các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước”.
Thời gian qua, nhiều nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã mang lại kết quả tích cực, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời khắc phục những thiếu sót, tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập trong thực thi nhiệm vụ, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Tính hết năm 2023, toàn quốc đã đưa vào khai thác khoảng 18.000 công trình nước sạch nông thôn tập trung với hơn 219.000 công trình cấp nước quy mô liên xã.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo bão Toraji (bão số 8) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, trong khi cơn bão mới tên Usagi sẽ đi vào Biển Đông.
Trong tháng 11 và 12, có 22 hoạt động ý nghĩa hướng về 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Sáng 15/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến chung vui với bà con nhân dân khu dân cư thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sáng 15/11, Hội Y học Dự phòng Hà Nội đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2024- 2029.
0