Phạt phụ huynh giao xe cho con chưa đủ tuổi cầm lái

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người tử đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia thi sát hạch GPLX mô tô, xe máy và điều khiển xe trên 50 phân khối. Song thực tế, hiện nay, nhiều gia đình vẫn bất chấp quy định, giao xe cho con em, nhất là các em học sinh THPT cầm lái mà không đề phòng nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tan học, học sinh ồ ạt ra đường, nhiều trường hợp điều khiển xe máy quá quy độ tuổi (lái xe cần GPLX nhưng chưa đủ tuổi cấp bằng lái), chẳng cần mũ bảo hiểm, cứ lên xe là lao như bay, thậm chí là về ga, lạng lách, đánh võng,... một bộ phận học sinh ra đường đã trở thành nỗi ám ảnh của của người tham gia giao thông. Đáng chú ý, nhiều trường hợp trong đó chưa đủ điều kiện để điều khiển xe máy trên 50 phân khối tham gia lưu thông.

Phụ huynh hay bất kì ai, khi giao xe cho con em và người chưa đủ điều kiện cầm lái đều đã thực hiện hành vi vi phạm quy định Luật Giao thông đường bộ. Nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, người giao xe còn đối mặt với trách nhiệm hình sự. Học sinh điều khiển xe máy ra đường mà chưa qua đào tạo, sát hạch, rất khó kiểm soát chuẩn mực hành vi. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều tình huống học sinh coi thường luật lệ, xem nhẹ tính mạng của chính mình cùng người và phương tiện tham gia giao thông khác.

Mới đây, trong Dự thảo quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, Bộ Công an đề xuất đối với cá nhân nếu giao mô tô, xe máy cho người chưa đủ điều kiện cầm lái, nâng mức phạt từ 0,8-2 triệu đồng lên mức từ 2-3 triệu đồng. Đối với tập thể, nâng từ 1,6 đến 4 triệu đồng lên mức từ 4 đến 6 triệu đồng.

Thời gian qua, rất nhiều trường hợp người điều khiển mô tô, xe gắn máy chưa có GPLX, chưa đủ điều kiện cầm lái đã dẫn tới hậu quả là các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Người giao phương tiện cũng chịu trách nhiệm liên đới trong các vụ án hình sự. Đây là bài học cảnh giác với mỗi phụ huynh, mỗi chủ xe. Bởi vậy, việc nâng cao chế tài xử phạt là cần thiết.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm ý thức, trách nhiệm của mỗi người từ việc kiểm soát phương tiện, không giao xe cho con em, học sinh và những người chưa đủ điều kiện tham gia giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp Đội 4 – Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hà Nội vừa truy xét, bắt giữ 20 đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng.

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều đoạn bờ kè trên tuyến đường Tế Tiêu - An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bị sụt lún sát mép đường nhựa, tạo thành những hố sâu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cơ quan Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa phát hiện, tịch thu, tiêu hủy 1,6 tấn chân giò lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người tử đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia thi sát hạch GPLX mô tô, xe máy và điều khiển xe trên 50 phân khối. Song thực tế, hiện nay, nhiều gia đình vẫn bất chấp quy định, giao xe cho con em, nhất là các em học sinh THPT cầm lái mà không đề phòng nguy cơ mất an toàn giao thông.

Sau 4 tháng phát động, Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của Hà Nội đã cho thấy những kết quả khả quan. Tất cả các sáng kiến được mang đi dự thi đều đã và đang được áp dụng tại các quận huyện.

Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an quận Hoàng Mai, công an phương sở tại đã phối hợp xử lý, xử phạt đối với các trượng hợp bị phát hiện vi phạm trên tuyến đường Giải Phóng và khu vực ngã tư Pháp Vân đi Cầu Giẽ.