Phát triển bất động sản công nghiệp để thu hút đầu tư
Công ty TNHH Bemac Panels Manufacturing Việt Nam hoạt động tại Khu Công nghiệp Thăng Long từ năm 2004. Đây là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Thuê 1,2ha đất thời hạn 43 năm, với giá ưu đãi chỉ 1USD/m2, giá thuê không thay đổi trong toàn bộ quá trình hoạt động, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định với doanh thu khoảng 22 triệu USD/năm và tạo việc làm ổn định cho 250 lao động.
Hiện, Khu Công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, đã thu hút 105 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lấp đầy gần 100%.
Có diện tích 114ha, đi vào hoạt động từ năm 1997, Khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, hiện cũng có 44 doanh nghiệp hoạt động, tỷ lệ lấp đầy gần 100%.
Chất lượng dịch vụ tốt cùng các chính sách hỗ trợ phù hợp đã giúp cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoạt động ổn định nhiều năm qua.
Hà Nội đang có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.348 ha, vốn đầu tư hạ tầng 139 triệu USD. Các doanh nghiệp đều phát triển ổn định với 726 dự án, trong đó có 307 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lấp đầy 100%.
Các khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho 17 vạn lao động, đóng góp cho ngân sách trên dưới 300 triệu USD/ năm.
Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội có kế hoạch thành lập 2 đến 5 khu công nghiệp mới, trong đó ba khu đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư là Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, Khu công nghiệp Đông Anh và Khu công nghiệp Phụng Hiệp ( huyện Thường Tín); 2 khu đang chờ được phê duyệt là Khu công nghiệp Bắc Thường Tín và Phú Nghĩa 2, huyện Chương Mỹ.
Theo Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thành phố Hà Nội phấn đấu phát triển 23 khu công nghiệp với diện tích khoảng 5.600 ha. Trong giai đoạn 2025-2030, thành phố sẽ bổ sung 9 khu công nghiệp với diện tích 2.911 ha.
Về phương án phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã gửi văn bản xin ý kiến Bộ Công Thương về kế hoạch dự kiến bổ sung 174 cụm công nghiệp, tổng diện tích 5.824 ha.
Với nhiều ưu đãi, hỗ trợ trong chính sách thu hút đầu tư, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, hạ tầng BĐS công nghiệp của thủ đô đang là phân khúc thu hút đầu tư hiệu quả, đặc biệt là dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI.
Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã khiến cho nhiều nơi vốn được xem là “địa điểm vàng trong kinh doanh” trở nên ế ẩm. Nhiều tuyến phố trước buôn bán sầm uất ở Hà Nội nay dày đặc biển quảng cáo cho thuê cửa hàng.
Những diễn biến từ đầu năm cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Dự kiến, đến cuối năm 2024, quá trình phục hồi của thị trường sẽ có những tiến triển rõ nét.
Trong quý 3/2024, hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền là gần 26.000 sản phẩm, tăng 52% so với quý 2. Một số ý kiến đánh giá, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn kho bất động sản bên cạnh việc một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong việc thanh khoản sản phẩm thì cũng có hiện tượng chủ đầu tư “ôm” hàng chờ tăng giá, tìm kiếm lợi nhuận cao.
Chủ đầu tư khu đô thị Thanh Hà vừa xin điều chỉnh tiến độ dự án đến hết tháng 10/2026 để thực hiện các thủ tục còn lại. Thông tin này được nêu trong văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án Khu đô thị mới Thanh Hà A - Cienco 5.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa thông báo kéo dài thời gian nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
Các chuyên gia chung quan điểm: Thị trường bất động sản phía Nam đang có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư, trong đó nổi lên phân khúc nhà ở thương mại tại thành phố Bình Dương.
0