Phát triển các nguồn năng lượng sạch

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Mỹ: nhà máy lưu trữ năng lượng lớn nhất thế giới 

Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu về đầu tư vào năng lượng sạch. Vào năm 2022, chính phủ nước này đã dành khoảng 370 tỷ USD để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Một nhà máy pin lớn gần thành phố Los Angeles sẽ là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới khi đi vào hoạt động vào cuối năm nay, hứa hẹn sẽ củng cố mạng lưới điện của California trong mùa hè cao điểm và giúp bang này đạt được các mục tiêu đầy tham vọng về khí hậu.

Một nhà máy pin lớn gần thành phố Los Angeles sẽ là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới khi đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Nhà máy pin lưu trữ năng lượng có tên gọi Ngân hàng năng lượng Nova trị giá hàng tỷ đô la thuộc về Công ty sản xuất điện Calpine của Mỹ. Nhà máy này được xây dựng trên khu đất rộng 17 ha của một nhà máy điện khí đốt cũ đã ngừng hoạt động ở Menifee, gần thành phố Los Angeles. Khi pin được sạc đầy, nó có thể cung cấp năng lượng cho khoảng 680.000 ngôi nhà trong thời gian tối đa 4 giờ.

Đó là một ví dụ thực tế về việc chuyển đổi từ cơ sở nhiên liệu hóa thạch sang cơ sở không phát thải. 680 MW, tương đương với quy mô của các nhà máy khí đốt trước đây. Nó có thể cung cấp năng lượng với chi phí rẻ hơn và quan trọng là đáp ứng nhu cầu vào giờ cao điểm sử dụng điện.

Ông Darcie Houck - Uỷ ban tiện ích công cộng California.

Công ty Calpine sẽ đưa 620 MW của Ngân hàng năng lượng Nova vào hoạt động theo hai giai đoạn trong năm nay, bắt đầu vào mùa hè tới và mở tiếp 60 MW còn lại vào năm 2025. Những nhà máy như thế này đóng vai trò quan trọng khi sản lượng điện mặt trời không có nhiều vào buổi tối, thời điểm người dân sử dụng điện nhiều hơn cả.

Công ty Calpine sẽ đưa 620 MW của Ngân hàng năng lượng Nova vào hoạt động theo hai giai đoạn trong năm nay, bắt đầu vào mùa hè tới và mở tiếp 60 MW còn lại vào năm 2025.

Hiện nay, các nhà máy pin dự trữ năng lượng có công suất lớn hàng trăm megawatt đã rất phổ biến tại các nước phát triển như Australia, Vương quốc Anh, Trung Quốc. Tại Mỹ, dự án này tập trung tại các bang California và Texas. Đây là hai tiểu bang có sản lượng điện gió và mặt trời lớn nhất nước Mỹ. Vì vậy, những nhà máy lưu trữ năng lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng sản xuất năng lượng tái tạo. Chỉ riêng tại California, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của tiểu bang này đã cung cấp hơn 1/3 nhu cầu điện của cả bang và chiếm khoảng 55% công suất lưu trữ năng lượng quốc gia. California đã tiên phong trong các dự án dự trữ năng lượng từ hơn 1 thập kỷ trước. Đến năm 2020, số lượng pin lithium-ion đã tăng nhanh và đáng kể vì tình trạng mất điện liên tục trong đợt nắng nóng gay gắt.

Có những khu vực khác cũng đang trải qua quá trình chuyển đổi này. Nhưng tôi có thể nói rằng California đang dẫn đầu trong các bang của Mỹ về sự chuyển đổi giữa các nguồn tài nguyên đa dạng như gió, mặt trời, địa nhiệt và lưu trữ nó, giúp tạo sự cân bằng trong việc cung cấp điện và chuyển năng lượng đó sang nơi cần nhất.

Ông Mark Rothleder - Giám đốc điều hành hệ thống độc lập California.

Tiểu bang dự kiến sẽ cần khoảng 50 gigawatt bộ lưu trữ pin để đáp ứng mục tiêu năm 2045 là sử dụng toàn bộ năng lượng từ các nguồn không có carbon, tăng khoảng 43 GW so với hiện nay.

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), công suất 680 MW của Ngân hàng Năng lượng Nova được đánh giá là rất cao đối với nhu cầu tiêu thụ của bang California. Trong năm 2023, lắp đặt hệ thống lưu trữ năng lượng của toàn bộ nước Mỹ đã tăng 98%, dự kiến sẽ tăng 30% trong năm 2024 này.

Trung Quốc đẩy mạnh khai thác địa nhiệt

Trái đất chứa trong lòng nguồn năng lượng địa nhiệt khổng lồ, ước tính tương đương với 42 triệu MW. Nguồn năng lượng này tập trung ở độ sâu khoảng vài km dưới bề mặt Trái đất. Đây là một dạng năng lượng sạch và bền vững nhiệt không phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và khí hậu. Do đó địa nhiệt cũng có hệ số công suất rất cao, có thể đáp ứng 24 h/ngày. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về khai thác tài nguyên địa nhiệt. Việc sử dụng trực tiếp năng lượng địa nhiệt của nước này đã tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 10%.

Mới đây, Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc Sinopec đã thành công trong việc khoan Fushenre-1, giếng thăm dò khoa học địa nhiệt đầu tiên ở độ sâu 5.200 mét, lập kỷ lục mới ở nước này.

Mới đây Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc Sinopec đã thành công trong việc khoan Fushenre-1, giếng thăm dò khoa học địa nhiệt đầu tiên ở độ sâu 5.200 mét, lập kỷ lục mới ở nước này. Dự án khoan giếng do Sinopec, một trong những doanh nghiệp lọc hóa dầu lớn nhất Trung Quốc, thực hiện. Dự án bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh đảo Hải Nam, phía Nam Trung Quốc.

Nằm trên đỉnh một trong bốn vành đai địa nhiệt nhiệt độ cao của thế giới dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương, Hải Khẩu có hoạt động núi lửa dữ dội và rất giàu tài nguyên địa nhiệt sâu.

Giếng Fushenre-1 là bước đột phá đầu tiên của nước này trong việc thăm dò năng lượng địa nhiệt nhiệt độ cao ở độ sâu 5.000 mét.

Sinopec cho biết trong khi hoạt động phát triển tài nguyên địa nhiệt của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các nguồn tài nguyên cạn, giếng Fushenre-1 là bước đột phá đầu tiên của nước này trong việc thăm dò năng lượng địa nhiệt nhiệt độ cao ở độ sâu 5.000 mét.

Đá khô nóng là một loại năng lượng địa nhiệt không chứa nước hoặc hơi nước. Nó thường được tìm thấy ở độ sâu từ 3 km đến 10 km dưới bề mặt Trái đất, với nhiệt độ cao hơn 150 độ C. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn thăm dò tài nguyên đá khô nóng.

Dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc cho thấy tài nguyên đá khô nóng ở Trung Quốc tương đương với 856 nghìn tỷ tấn than tiêu chuẩn, gấp gần 3.000 lần mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của nước này vào năm 2023.

Australia lập quỹ 653 triệu USD sản xuất pin mặt trời

Australia nhanh chóng chuyển đổi hàng loạt các nhà máy điện than cũ kỹ sang sử dụng năng lượng mặt trời ở quy mô lớn trong các hộ gia đình. Việc làm này đã đưa Australia trở thành một mô hình thí điểm cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Quốc gia này có tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời cao nhất thế giới - cứ 3 hộ gia đình thì có 1 hộ sử dụng các tấm pin mặt trời, nhưng chỉ 1% trong số đó được sản xuất trong nước. Chính phủ nước này đã quyết định thành lập quỹ trị giá 653 triệu USD nhằm mục đích mở rộng hoạt động sản xuất pin mặt trời trong nước.

Chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese tăng cường đầu tư cho các dự án gió, năng lượng mặt trời và pin, với cam kết đầu tư hơn 40 tỷ đô la Australia kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2022. 

Chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã và đang tăng cường đầu tư cho các dự án gió, năng lượng mặt trời và pin, với cam kết đầu tư hơn 40 tỷ đô la Australia kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2022.

Tầm nhìn cho Australia là thúc đẩy sản xuất bằng năng lượng tái tạo. Được hỗ trợ bởi năng lượng sạch, sẽ giúp chúng ta trở thành siêu cường năng lượng tái tạo trên thế giới.

Ông Anthony Albanese - Thủ tướng Australia.

Chính phủ đang nhắm mục tiêu sản xuất 82% năng lượng tái tạo vào năm 2030 trong lưới năng lượng so với mức 40% như hiện nay. Sáng kiến này sẽ bao gồm các khoản trợ cấp và trợ cấp sản xuất, đồng thời giúp sản xuất các tấm pin mặt trời của nhà sản xuất điện hàng đầu Australia AGL Energy tại địa điểm của Nhà máy điện Liddell chạy bằng than trước đây.

Chính phủ đang nhắm mục tiêu sản xuất 82% năng lượng tái tạo vào năm 2030 trong lưới năng lượng, so với mức 40% như hiện nay.

Chương trình mới này nối tiếp những động thái tương tự của một số quốc gia khác nhằm khuyến khích nguồn cung nội địa. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Australia vẫn có thể gặp khó khăn trong việc giảm sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc - nơi cung cấp hơn 90% tấm pin mặt trời cho Australia.

Anh: dự án lắp đặt pin mặt trời trên không gian

Các tấm pin mặt trời trên mái nhà, nhà máy điện và tuabin gió đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng con người tuy đã khai thác hết công suất mà vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng thiếu hụt năng lượng trên toàn cầu. Các nhà khoa học đã khám phá ra thêm một giải pháp mới thu năng lượng mặt trời trong không gian, đây có thể là một bước tiến gần hơn đến giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng và khí hậu mà Trái đất đang phải đối mặt. Đó là dự án lắp đặt pin mặt trời trên quỹ đạo. Dự án được kỳ vọng sẽ cung cấp nguồn điện năng từ năng lượng mặt trời ổn định và liên tục trong 24 giờ mỗi ngày, bất luận là ban đêm hay khi bầu trời bị mây che phủ.

Dự án lắp đặt pin mặt trời trên quỹ đạo.

Công ty Space Solar của Anh cho biết dự án của họ là đưa các các tấm pin mặt trời lên trên quỹ đạo. Những tấm pin thu ánh sáng mặt trời và biến chúng thành điện năng, sau đó chuyển đổi thành sóng vi ba chiếu từ không gian tới trạm thu năng lượng dưới Trái đất. Những trạm năng lượng này được kết nối với lưới điện địa phương, cung cấp nguồn năng lượng liên tục cho người dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Dự án được kỳ vọng là bước tiến quan trọng trong công nghệ sản xuất điện năng lượng mặt trời cũng như khả năng truyền tải năng lượng không dây công suất rất lớn.

Bằng cách này, chúng ta có thể có được nguồn điện liên tục ở quy mô gigawatt, cả ngày lẫn đêm, trong mọi mùa và thời tiết. Đây là những gì chúng ta cần cho tổ hợp năng lượng sạch trong tương lai.

Ông Martin Soltau - Giám đốc điều hành Công ty Space Solar.

Ông Soltau đã giới thiệu một thí nghiệm quy mô nhỏ về công nghệ này, đó là hệ thống Harrier. Nó quay vòng 360 độ liên tục trong không gian để hướng về phía Mặt trời và giữ chùm tia hướng vào mục tiêu của nó trên Trái đất, truyền năng lượng không dây đến một máy thu được kết nối với đèn LED.

Hệ thống thử nghiệm Harrier giúp giải quyết một thách thức chủ chốt trong sản xuất điện mặt trời ngoài không gian. Các hệ thống truyền thống đòi hỏi những khớp xoay lớn, để liên tục chỉnh hướng bộ pin quang năng theo mặt trời và thiết bị thu năng lượng trên Trái đất. Còn với Harrier, sẽ cho phép truyền điện theo mọi hướng mà không cần bộ phận chuyển động, giúp tăng cả hiệu suất và độ tin cậy.

Trong tương lai, một hệ thống tương tự như Harrier sẽ được lắp đặt trên không gian. Nó sẽ bao gồm toàn bộ hệ sinh thái phóng và các vệ tinh pin mặt trời. Việc xây dựng được thực hiện bằng robot. Chúng sẽ ghép các tấm năng lượng mặt trời rất lớn và nhẹ cùng với hệ thống gương, để thu và chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng, tất cả đều trên quỹ đạo.

Chúng sẽ ghép các tấm năng lượng mặt trời rất lớn và nhẹ cùng với hệ thống gương, để thu và chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng, tất cả đều trên quỹ đạo.

Công ty cho biết phạm vi phủ sóng 120 độ trên bề mặt Trái đất của hệ thống này sẽ cho phép xuất khẩu điện sang các quốc gia đối tác có ít cơ sở hạ tầng lưới điện.

Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA) cho rằng nguồn vốn mà các nước đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục 1.300 tỷ USD trong năm 2022. Tuy nhiên, con số đó cần phải tăng lên khoảng 5.000 tỷ USD mỗi năm mới có thể đáp ứng mục tiêu chính của Hiệp định Paris về hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất ở 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng nghèo đói và xung đột gia tăng tại nhiều quốc gia châu Mỹ đã khiến số người di cư tăng mạnh. Đây là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực.

Ngọn đuốc Olympic 2024 đã đến thành phố Marseille, chính thức khởi đầu một mùa Thế vận hội sôi động mà Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thể hiện sự huy hoàng của nước Pháp. Kể từ đây, ngọn đuốc sẽ trải qua hành trình dài 12.000km trên khắp nước Pháp, tới cả các lãnh thổ hải ngoại xa xôi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

10h sáng 9/5 theo giờ Matxcơva, tức 14h chiều theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra trên Quảng Trường Đỏ của Nga. Kể từ năm 2000, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng đã trở thành màn trình diễn hàng năm không chỉ của các lực lượng quân sự mà còn của các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất của Nga. Những màn trình diễn này cho thấy tiềm lực quốc phòng to lớn của nước này.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.