Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tăng khả năng vay vốn
Chưa tổ chức vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ; thiếu chuẩn hóa chất lượng làm cơ sở xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu và truyền thông, quảng bá nâng cao uy tín nông sản Việt tại thị trường trong nước và quốc tế,… là những nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Ông Nguyễn Trí Hiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết: "Bộ Nông nghiệp cũng đã nhìn nhận thấy sự liên kết chưa chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp và Bộ đang tổ chức các đề án về phát triển vùng nguyên liệu, các nông sản chủ lực như cà phê, gạo, tôm, cá. Chỉ khi chúng ta phát triển được vùng nguyên liệu đồng đều và chất lượng, chuẩn về nguyên liệu, chuẩn về sản xuất mới xây dựng được nhãn hiệu và phát triển ra thế giới".
Bên cạnh đó, hiện nay, quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguyên nhân do các ngân hàng thương mại thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, trong khi các sản phẩm tài trợ thương mại gồm tài trợ cho các khoản phải thu, tài trợ hóa đơn, tài trợ lô hàng… còn ít được áp dụng do tính chất rủi ro cao. Do đó, giải pháp ưu tiên lúc này là sớm hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ: "Cho vay hiện nay vẫn dựa khá nhiều vào thế chấp tài sản, mặc dù với những khoản vay nhỏ cũng ngày càng mở hơn. Những khoản cho vay dựa trên mối liên kết, quan hệ liên kết giao dịch như bao thanh toán, cho vay theo hợp đồng còn đang thấp. Do đó, về mặt chính sách cũng như các định chế tài chính phải thấy được ý nghĩa và lợi ích thật sự".
Đáng chú ý, gần đây, tín dụng nông nghiệp, nông thôn đang tăng khá cao, gấp khoảng 1,5 lần tăng trưởng tín dụng chung, trong đó, tổng dư nợ tín dụng tam nông cuối năm 2023 đạt 3,3 triệu tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện các công ty tài chính chưa tham gia nhiều vào thị trường khiến nguồn cung bị phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế về năng lực quản trị, về tài chính, công nghệ, khó để chứng minh khả năng hoạt động. Do đó, cần sớm thông qua cơ chế sandbox cho Fintech, cho vay ngang hàng, online hay cơ chế chia sẻ dữ liệu để cung cấp vốn cho thị trường này.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10/2024 của Việt Nam ước đạt 5,91 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng của năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Thuế tỉnh Hòa Bình vừa công khai danh sách 327 người nộp thuế nợ hơn 2.272 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2024, trong đó có 322 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất, 1 trường học và 4 cá nhân. Nguyên nhân công khai là do nợ thuế quá hạn 90 ngày nhưng không tự nguyện nộp.
Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 1/11 do áp lực từ đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng. Tuy nhiên, số liệu tăng trưởng việc làm yếu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà phân tích tăng dự đoán về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, qua đó hạn chế đà giảm của vàng.
0