Phát triển công nghiệp văn hoá chưa tương xứng với tiềm năng

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa, tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.

Thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước trong phát triển công nghiệp văn hoá, với lợi thế sở hữu nhiều tài nguyên di sản văn hoá và thiên nhiên cũng như thu hút được nhiều cá nhân sáng tạo. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong lĩnh vực này dường như chưa tương xứng với tiềm năng.

Ở các quốc gia có công nghiệp văn hóa phát triển, mỗi sản phẩm văn hóa đều được đầu tư, chuẩn bị khoảng vài năm, nhưng theo nhạc sĩ Quốc Trung, trong khi ở Hà Nội, nhiều sản phẩm chỉ có thời gian rất ít để ra mắt. Như Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa - một thương hiệu nghệ thuật thường niên của Thủ đô, cũng chỉ xin được chủ trương trước 3 đến 4 tháng và được cấp phép diễn ra trước khai màn vài ngày.

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, chúng ta chưa quen với việc cơ quan quản lý cấp phép cho một sản phẩm trước hàng năm, vì như thế nhà sản xuất mới biết chắc là mình được tổ chức và điều đó đưa đến sản phẩm không thể chỉn chu hoặc không đạt đến chất lượng đỉnh cao.

Với nhiều nghệ sĩ độc lập, ý tưởng sáng tạo luôn dồi dào, nhưng để đưa ý tưởng, sản phẩm văn hoá đến với công chúng không dễ dàng.

Thành phố Hà Nội xác định, phát triển công nghiệp văn hoá là nhiệm vụ lâu dài, quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa thủ đô.

Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, ở Hà Nội và nhiều thành phố khác đang gặp phải một vấn đề là thiếu chỗ để diễn ra hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Và trong một thời gian ngắn, với những cơ chế và hạn chế về chính sách thì khó có thể có những cái tổ để nghệ sỹ có thể thoả sức sáng tạo.

Công nghiệp văn hóa thực chất là biến tiềm năng văn hóa thông qua hoạt động sáng tạo trở thành sản phẩm văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phục vụ thị trường, mang lại nguồn lợi về mặt kinh tế. Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa, tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban VHXH của Quốc hội cho rằng, Nghị quyết 09 cần được thực hiện một cách cụ thể hơn nữa, sáng tạo hơn nữa với một tinh thần khát vọng cống hiến nhiều hơn nữa và phải biến thành những sự kiện, thương hiệu về văn hoá cụ thể cho người Hà Nội.

Thành phố Hà Nội xác định, phát triển công nghiệp văn hoá là nhiệm vụ lâu dài, quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa Thủ đô. Theo Kế hoạch số 217 ngày 12/8/2022 của UBND TP về thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp đang được thành phố chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện.

Thực tế cho thấy, phát triển công nghiệp văn hoá không nên chỉ là phong trào tổ chức hoạt động văn hoá theo định kỳ. Cùng với việc tiếp tục thay đổi nhận thức của các cấp quản lý, tổ chức và cá nhân sáng tạo, chỉ khi có những sản phẩm văn hóa chất lượng và tạo nên những nhu cầu thiết yếu về văn hóa và tinh thần cho nhân dân thì các sản phẩm văn hoá mới trở thành một ngành công nghiệp mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.