Phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM
Để triển khai, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 25/12/2024 để xem xét phê duyệt, làm căn cứ phát triển.
Trước đó, theo quy hoạch giao thông Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 413km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 410,8km.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, theo dự thảo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, hệ thống đường sắt đô thị gồm 12 tuyến, trong đó có 10 tuyến metro có tổng chiều dài khoảng 510km và 2 tuyến đường sắt nhẹ chiều dài khoảng 70km. Mục tiêu là đến năm 2030 Thành phố Hồ Chí Minh có 31km đường sắt đô thị, vận tải 15-20% hành khách công cộng.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có thông báo về việc tổ chức giao thông qua cầu Chương Dương. Đáng chú ý, từ ngày 20/1, xe ô tô chở học sinh được cho phép lưu thông qua cầu này theo cả hai chiều.
UBND huyện Đan Phượng vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Vành đai 3.5 đến đường kênh Đan Hoài.
Dự báo không khí lạnh có khả năng sẽ hoạt động mạnh và gây ra các đợt rét đậm, rét hại ở khu vực Bắc Bộ trong tháng 2, cùng với đó là nguy cơ nắng nóng đặc biệt gay gắt từ tháng 5-7/2025.
Sau 2 tuần triển khai áp dụng Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người dân TP. Hồ Chí Minh đã nâng cao ý thức rõ rệt khi tham gia giao thông.
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.
Ngày 15/1, Quận ủy Hoàn Kiếm tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, nhằm đánh giá toàn diện những kết quả đạt được và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
0