Phát triển nguồn nhân lực cho tái chế vật liệu xây dựng
Tấm bê tông phục vụ thi công vỏ hầm của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà nội được đặt hàng riêng. Điểm khác biệt nằm ở chỗ thành phần cấu tạo của nó có cát nhân tạo.
Ông Nguyễn Văn An, Phó TGĐ Công ty CP Kết cấu bê tông Châu Âu Nam, Tập đoàn Amaccao, cho biết: “Vật liệu có đặc thù cao hơn, do yêu cầu của dự án đòi hỏi khả năng chống thấm lớn, cốt thép CB500, bình thường chỉ là CB300. Vỏ hầm này được đặt riêng, chứ không phổ thông trên thị trường. Quy trình sản xuất từ khâu vật liệu đến khâu gia công tấm, yêu cầu về độ kiểm soát rất cao, dung sai chỉ tối đa 0.5mm, không sử dụng cát tự nhiên mà sử dụng cát nhân tạo”.
Nhu cầu về vật liệu xây dựng (VLXD) của Hà Nội đứng thứ 2 cả nước. Trong khi đó, vật liệu xây dựng truyền thống khai thác từ nguồn khoáng sản tự nhiên ngày càng hạn chế.
Do đó, để chủ động được nguồn cung, nghiên cứu phát triển sản xuất vật liệu tái chế, các chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng mới là định hướng lâu dài của Hà Nội. Việc này không quá khó, nhưng cần hành lang pháp lý cụ thể.
Ông Phạm Văn Bắc, Phó Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, cho biết: “Cần có tư duy thực hiện như thế nào, ví dụ muốn có tái chế để sử dụng thì phải xây dựng cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý. Để thực hiện hành lang pháp lý đấy, lại cần xây dựng quy hoạch”.
Để làm ra được những tấm bê tông của vỏ hầm đường sắt đô thị, nguồn vốn chưa phải là yếu tố quan trọng nhất, mà đòi hỏi một đội ngũ nhân lực đủ tốt về công nghệ.
Ông Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng, cho biết: “Cần có đội ngũ nhân lực có thể hấp thụ được các công nghệ mới. Bởi khi áp dụng vật liệu mới đòi hỏi các tính năng kỹ thuật mới, nó đòi hỏi đội ngũ tư vấn của chủ đầu tư phải rất sâu sắc, đồng thời nâng cao trình độ”.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Giang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: “Hiện nhà trường đang đào tạo chuyên sâu từ hệ đại học đến sau đại học, từ khâu quản lý đến khâu công nghệ. Từ đó chuyên gia được đào tạo ở trình độ cao có thể ứng dụng công nghệ, biến phế thải xây dựng thành vật liệu mới”.
Mỗi ngày, Hà Nội có khoảng hơn 4 nghìn tấn rác thải xây dựng. Nếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và ứng dụng công nghệ cao, chính nguồn thải xây dựng này sẽ là tài nguyên để sản xuất vật liệu tái chế, vật liệu xây dựng mới.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
0