Phát triển nhà ở xã hội, cắt cơn sốt giá BĐS

Chủ trương xây nhà ở xã hội là chính sách an sinh quan trọng của Đảng và nhà nước nhằm tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định. Bên cạnh đó, việc tăng nguồn cung nhà ở xã hội sẽ góp phần giải quyết tình trạng bất động sản tăng nóng, từ đó bình ổn thị trường BĐS.

Từ đầu năm đến nay, thị trường căn hộ chung cư Hà Nội liên tục tăng giá phi mã dù lượng giao dịch vẫn rất khiêm tốn. Đáng nói, các dự án mở bán thời gian qua đã thiết lập mặt bằng giá mới.

Giá trung bình căn hộ dự án Lumi Hà Nội là 79 triệu đồng/m2, Lumiere Evergreen là 90 triệu đồng/m2, Imperia Solar Park là 65 triệu đồng/m2, QMS Tower là 80 triệu đồng/m2…Cơ cấu nguồn cung ngày càng nghiêng về các sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phục vụ mục đích đầu cơ.

Sự lệch pha kéo dài này khiến giá nhà ở liên tục bị đẩy lên cao, thiết lập mặt bằng giá mới vượt xa khả năng chi trả của đại đa số người dân. Nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất cao. Mức tăng giá phi lý của thị trường nhà ở hiện nay, ước mơ an cư của nhiều người ngày càng xa vời.

Phát triển nhà ở xã hội, cắt cơn sốt giá BĐS

Ông Lê Đình Chung, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS SGO Homes cho biết: ''Đây là một vấn đề rất là nhức nhối khi mà chúng ta thấy rằng cái lệch pha cung - cầu, nhu cầu người ở ngày càng cao, trong khi sản phẩm ngày càng khan hiếm. Cộng với việc rõ ràng thu nhập của người dân đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về kinh tế và giá nhà thì đang leo thang. Vấn đề này là vấn đề chung của toàn xã hội và Nhà nước cũng đang rất muốn can thiệp để làm sao có thể hạ được giá nhà.''

Theo số liệu từ Bộ xây dựng, đến nay cả nước chỉ mới hoàn thành được gần 37.700 căn nhà ở xã hội, chỉ đạt 8,9% kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2021-2025. Nhu cầu NOXH vốn đã nóng lại càng trở lên cấp thiết, khi thời gian qua xảy ra hàng loạt vụ hỏa hoạn tại các khu chung cư mini, khu nhà trọ gây thiệt hại nặng nề.

Trong bối cảnh giá nhà ở thương mại liên tục thiết lập mặt bằng giá mới ở ngưỡng cao, việc đẩy mạnh phát triển phân khúc này được coi là “chìa khóa quan trọng nhất” giúp khơi thông nguồn cung nhà ở giá bình dân.

Sự lệch pha kéo dài này khiến giá nhà ở liên tục bị đẩy lên cao

Ông Hoàng Hải, Cục Trưởng cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây Dựng cho biết: ''Từ 2021 đến đầu 2024 thì có 71 dự án đã được hoàn thành, 127 dự án đang khởi công và 301 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang tiến hành đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo các quy định. Và các nguồn cung này, số lượng nhà ở xã hội này khi mà được hoàn thành, đưa vào thị trường thì sẽ tạo ra sự cân bằng lại cơ cấu sản phẩm cũng như là kiểm soát lại cái mức giá.''

Ông Trịnh Quốc Thắng - Tổng Giám đốc Tín Hưng Investment chia sẻ: ''Khi giải quyết vấn đề nhà ở người dân sẽ an tâm an cư phát triển kinh tế, để tạo động lực cho nguồn kinh tế phát triển. một điều nữa tôi nghĩ khi doanh nghiệp đồng hành cùng chính phủ hay chính quyền địa phương thì đâu đó chúng ta cần cân đối lại lợi nhuận làm sao để cung với chính phủ phát triển mục tiêu 1 triệu căn  NOXH trong tương lai. Khi luật thông qua, việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp qua đất phi nông nghiệp điều này giúp cho nguồn cung sắp tới nhiều hơn giảm được chi phí, kéo giá nhà xuống cho người dân có cơ hội sở hữu.''

Hiện cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất với hơn 8.600 ha để đầu tư phát triển nhà ở xã hội… riêng thành phố  Hà Nội đã chủ động dành hơn 400ha và bố trí 5 khu nhà ở xã hội tập trung với tổng diện tích 270ha, hơn 1 triệu mét vuông sàn, tương đương khoảng 15.000 căn hộ.

Bên cạnh đó, 3 bộ luật đất đai, nhà ở, kinh doanh BĐS với nhiều quy định mới với những chính sách thông thoáng hơn giúp người dân dễ dàng tiếp cận để mua nhà, phía chủ đầu tư cũng có căn cứ dữ liệu khách hàng để phát triển dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt tại thành phố.

Luật Nhà ở năm 2023 quy định không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc triển khai các công tác liên quan cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố còn rất chậm, nguyên nhân đến từ công tác lập quy hoạch.

Thành phố Hà Nội tiếp tục có thêm một dự án nhà ở xã hội, được khởi công sáng nay trên khu đất ký hiệu N01-khu đô thị Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) cùng liên danh các nhà thầu triển khai.

UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận qyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 cho các cán bộ công chức quận phường trực tiếp tham gia vào công tác quản lý đất đai.

Sáng nay (5/12), liên danh Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), Công ty cổ phần Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội, Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển nhà DAC Hà Nội khởi công dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị Hạ Đình trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.