Phát triển nhà ở xã hội vẫn khó khăn về nguồn vốn
Liên quan đến gói vay ưu đãi 120.000 tỷ đồng, theo Bộ Xây dựng, cho đến nay, có 83 dự án của 34/63 tỉnh, thành đủ điều kiện vay vốn được công bố. Về phía chủ đầu tư: 15 dự án đã ký hợp đồng tín dụng cho vay theo Chương trình với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng. Còn lại 68 dự án chưa ký hợp đồng tín dụng cho vay theo chương trình này.
Đối với người mua, đến nay chỉ có 151 người mua nhà đã được vay (khoảng 80 tỷ đồng) từ Chương trình. Dù Ngân hàng Nhà nước đã 02 lần hạ lãi suất chương trình tín dụng này, lãi suất áp dụng ở nửa đầu năm 2024 là 8%/năm (đối với chủ đầu tư) và 7,5% (đối với người mua nhà), thời hạn hưởng lãi suất ưu đãi 5 năm sau đó thả nổi, bị xem là “thiếu hấp dẫn”!
Ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho biết: “Việc đòi hỏi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay khá khó bởi nhận tiền gửi lãi suất khá cao. Nếu có thể, Chính phủ phải tài trợ”.
Hiện nay, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng (nay tăng lên 140.000 tỷ đồng) có sự tham gia thêm của 4 ngân hàng thương mại cổ phần là MB, Techcombank, VPBank, TPBank. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Bộ Xây dựng đang tiếp tục đề nghị giảm thêm lãi suất cho vay, mời gọi thêm các ngân hàng tham gia chương trình này và không tính dư nợ cho vay nhà ở xã hội vào hạn mức tín dụng. Phía doanh nghiệp cũng từng kiến nghị.
Trong khi đó, một nguồn vốn hỗ trợ khác cho khách hàng cá nhân vay mua NƠXH thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã có tiến độ giải ngân khá tốt, được đối tượng trực tiếp hưởng thụ (là cá nhân người mua) và cả doanh nghiệp đón chờ. Tuy nhiên, nguồn vốn vay hiện đang gặp khó. Cụ thể, theo Kế hoạch đầu tư công các giai đoạn 2021-2025 cấp cho Chương trình nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2021, đã thực hiện giải ngân 1.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2023 hoàn thành việc giải ngân 10.281 tỷ đồng. Đối với giai đoạn năm 2024-2025, nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện công tác này chưa được bố trí. Và như vậy, vốn rẻ cho NƠXH tắc, trong khi nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng thương mại thì sẵn sàng nhưng lại “kén” với cả doanh nghiệp lẫn người dân.
Đánh giá về công tác tổ chức đấu giá đất thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc đấu giá đất tại một số địa phương có tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá.
Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thêm quy định chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ, không triển khai dự án trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định cấm chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở phân lô bán nền, ngoại trừ dự án có mục tiêu tái định cư bằng nền đất tại khu vực ngoại thành.
Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường trong đấu giá đất thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.
Bộ Xây dựng đã công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III năm 2024. Trước việc giá nhà đất tăng đột biến và bất hợp lý, gây hoang mang dư luận trong thời gian qua, Bộ đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
Theo chuyên gia, tình trạng “lệch pha” tại thị trường chung cư Hà Nội khó có thể sớm cải thiện khi loạt dự án cao cấp, hạng sang tiếp tục đổ bộ thị trường.
0