Phát triển thị trường trái phiếu chuyên nghiệp và bền vững
Trái phiếu là kênh hút vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên GDP tại Việt Nam đang thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ khoảng 15% GDP. Điều đó cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển.
Lũy kế 7 tháng năm 2024 đã có 183 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công với khối lượng 174,76 nghìn tỷ đồng. Một số doanh nghiệp bất động sản được tháo gỡ về mặt pháp lý đã phát hành mới trái phiếu.
Đó là những tín hiệu cho thấy nhà đầu tư quay trở lại thị trường sau hàng loạt vụ huy động trái phiếu sai mục đích thời gian qua.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Fiin Group, cho biết: ''Thị trường đã hạ cánh mềm, nhiều doanh nghiệp đã thoả thuận giãn, hoãn nợ''.
Về cơ cấu phát hành, trái phiếu ngân hàng vẫn chiếm lượng lớn, bằng 68% tổng giá trị phát hành, đạt 136.500 tỷ đồng; trái phiếu bất động sản đạt 43.200 tỷ đồng, chiếm 21,54%.
Khối doanh nghiệp các lĩnh vực ngành nghề khác phát hành trái phiếu vẫn còn chưa nhiều. Các chuyên gia cho rằng để đa dạng trái chủ, thay vì ngân hàng là lĩnh vực chủ yếu nắm giữ cổ phiếu như hiện nay, quan trọng nhất vẫn là minh bạch doanh nghiệp.
TS.Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, cho rằng: ''Muốn phát hành ra công chúng, quan trọng nhất là kiểm toán và xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhiều khó khăn nên e ngại công bố thông tin''.
TS.Lê Quốc Khánh, Giám đốc phân tích CTCP chứng khoán VPS, cho biết: ''Giai đoạn vừa qua chúng ta bàn nhiều về vấn đề minh bạch thông tin, xếp hạng tín nhiệm. Sẽ phải có những thông tư liên quan đến điều chỉnh Nghị định 65 về minh bạch thông tin nhà đầu tư''.
Trong trung, dài hạn, cần tổ chức thực hiện tốt Chiến lược tài chính đến năm 2030 cùng với việc ưu tiên hoàn thiện thể chế. Về phía nhà đầu tư, cần trau dồi kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, nhất là về các sản phẩm đầu tư, quy định của pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tìm hiểu đầy đủ thông tin về tổ chức phát hành; có thể thông qua nhà đầu tư tổ chức để có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp.
Đến nay, toàn bộ 27 ngân hàng niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán cùng với hai ngân hàng chưa niêm yết là BaoVietBank, PVCombank đã công bố báo cáo tài chính quý III/2024. Trong đó, nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh, gấp nhiều lần cùng kỳ 2023.
Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 1/11 do áp lực từ đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng. Tuy nhiên, số liệu tăng trưởng việc làm yếu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà phân tích tăng dự đoán về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, qua đó hạn chế đà giảm của vàng.
Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?
Các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước ngày 2/11 đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng, với giá vàng miếng giảm 500.000 đồng ở cả hai chiều, giá vàng nhẫn giảm mạnh nhất 550.000 đồng.
Theo báo cáo tài chính quý III/2024, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại nhóm ba ngân hàng lớn gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV vào cuối tháng 9 ở mức 175.596 tỷ đồng, giảm 40% so với quý liền trước, tuy nhiên vẫn tăng so với đầu năm.
Thị trường chứng khoán trong nước ngày 1/11 đã chứng kiến một phiên giao dịch đầu tháng, cuối tuần giảm đột ngột, về sát mốc 1.250 điểm.
0