Phát triển tín dụng tiêu dùng để hạn chế tín dụng đen

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cho vay tiêu dùng hiện chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của toàn ngành, tương đương 2,8 triệu tỷ đồng. Giới chuyên môn kỳ vọng khi nút thắt cho vay tiêu dùng được gỡ, tín dụng đen sẽ được đẩy lùi.

Thường xuyên có nhu cầu chi tiêu phát sinh vào cuối tháng, chị Huế (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lựa chọn vay tiêu dùng trên ứng dụng ngân hàng theo hình thức tín chấp, lãi suất 6-7% và có thể tất toán vào ngày công ty trả lương.

Chị Huế chia sẻ: "Mình thấy cũng tốt vì được dùng trước trả sau và cũng rất linh hoạt. Ví dụ lúc mình chưa có lương mình có thể tiêu dùng trước rồi khi có lương mình trả".

Nhiều người dân lựa chọn vay tiêu dùng trên ứng dụng ngân hàng theo hình thức tín chấp.

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút, khách hàng đã tìm hiểu và vay vốn tiêu dùng chính thống tại các tổ chức tín dụng nhiều hơn. Các ngân hàng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này.

Ông Nguyễn Thế Dân, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Bản Việt, cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng cụ thể như mua nhà, sửa nhà, tiêu dùng,… tháo gỡ thúc đẩy tín dụng tiêu dùng đi đôi với an toàn lành mạnh, hạn chế tín dụng đen".

Theo các chuyên gia, để khơi thông kênh tín dụng tiêu dùng, các tổ chức tín dụng cần phải minh bạch hơn nữa cả về thủ tục lẫn lãi suất vay, thu hút người vay đến các tổ chức tín dụng chính thống, được cấp phép, qua đó góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Cần đẩy mạnh cho vay tiêu dùng để tín dụng đen được đẩy lùi.

"Thường những nhóm đối tượng yếu thế, khó khăn họ mới phải đi vay tín dụng đen, tín dụng không chính thức, thì chúng ta phải hiểu đúng nhóm đối tượng, chúng ta có thể chấp nhận những khoản vay rất nhỏ, họ có thể vay 1 triệu đồng thôi, 5-7 ngày thôi mà thường các định chế tài chính cho vay là ngân hàng bán buôn nên chúng ta cần có cơ chế khuyến khích", ý kiến của chuyên gia kinh tế, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn.

Thông tư 12/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 của Ngân hàng Nhà nước được cho là nới lỏng đối với cho vay tiêu dùng như quy định các khoản vay dưới 100 triệu đồng, khách hàng không bắt buộc phải cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng lưu ý: “Có một điều kiện bất di bất dịch, đó là cho dù tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng hay vay để sản xuất kinh doanh, vay mua nhà vẫn phải đảm bảo khoản vay đó sẽ thu hồi được vốn, an toàn, lành mạnh”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.