Phe cực hữu Đức giành ưu thế trong bầu cử địa phương

Ngày 1/9, cử tri ở hai tiểu bang phía Đông nước Đức đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy màn thể hiện mạnh mẽ của đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đang đem lại ưu thế cho đảng này, đồng thời tạo thách thức không nhỏ cho liên minh cầm quyền.

Theo dự báo của các đài truyền hình ARD và ZDF, dựa trên kết quả các cuộc thăm dò ý kiến cử tri khi rời khỏi phòng bỏ phiếu và kiểm phiếu một phần cho thấy, đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) giành chiến thắng ở bang Thuringen với tỷ lệ ủng hộ từ 32,8% đến 33,4%. Trong khi Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trung hữu (CDU) được dự báo sẽ giành vị trí thứ hai với 23,8%. Kết quả này đánh dấu lần đầu tiên một đảng cực hữu giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử cấp bang ở Đức kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. 

Phe cực hữu Đức giành ưu thế trong bầu cử địa phương.

Trong khi đó, tại bang Sachsen, AfD đang bám sát CDU. Theo dự báo, CDU dẫn trước sít sao, với tỷ lệ phiếu bầu từ 31,5% đến 31,8%, trong khi AfD dự báo giành được từ 30,8% đến 31,4%.

Đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) - hai đối tác trong Liên minh cầm quyền hiện nay lại giành số phiếu thấp nhất tại bang Thuringen, khi cả hai đều không nhận được đủ ngưỡng 5% số phiếu ủng hộ, đồng nghĩa với việc sẽ phải rời khỏi Quốc hội.

Mặc dù vậy, cho đến nay, không có đảng nào tuyên bố sẽ đồng ý liên minh với AfD và tất nhiên điều này khiến cho đảng cực hữu khó có thể thành lập được chính quyền. Tuy kết quả cuộc bầu cử địa phương lần này sẽ không gây ra nhiều xáo trộn cho chính trường Đức, nhưng đây cũng sẽ là những “quả bom nổ chậm” và sẵn sàng phát nổ vào kbầu cử Quốc hội Đức tiếp theo, dự kiến vào tháng 9/2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/11 tuyên bố đã hạ sát hàng loạt chỉ huy Hezbollah ở Syria và Liban, bao gồm cả lãnh đạo tình báo và một số chỉ huy cấp cao khác.

Theo thông báo từ Quân đội Hàn Quốc, vào rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.

Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.

Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.

Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.

Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.