Phim kinh dị Việt ngày càng khởi sắc

Số lượng phim kinh dị Việt Nam sản xuất và phát hành tăng lên rõ rệt với sự tham gia của nhiều đạo diễn và nhà sản xuất trẻ. Lấy cảm hứng từ những câu chuyện ma quái dân gian đến kinh dị siêu nhiên, thể loại phim kinh dị ngày càng chiếm sóng tại các rạp, thu hút khán giả trẻ.

Đầu những năm thế kỷ XXI, những bộ phim kinh dị đua nhau trình làng để hù dọa người xem. Có thể điểm tên: “Mười”, “Suối oan hồn”, “Lời nguyền huyết ngải”, “Con ma nhà họ Vương”, “Bắc Kim Thang”, “Chuyện ma gần nhà”, “Cô gái từ quá khứ”… 

Đến cuối năm 2023, lần đầu tiên tại Việt Nam, phim truyền hình có một tác phẩm kinh dị cổ trang, được chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách mang tên “Tết ở làng Địa Ngục” và sau đó là phim điện ảnh “Kẻ ăn hồn”. Chính không khí cổ trang kết hợp với những tình tiết li kì ẩn hiện, khiến bộ đôi tác phẩm gây sốt một thời gian dài.

Cũng trong thời điểm này, bộ phim lên án nạn giết hại chó “Quỷ cẩu” của đạo diễn Lưu Thành Luân từng đạt doanh thu trên 100 tỷ đồng dù còn nhiều điểm hạn chế. Đến tháng 8/2024, “Ma Da” - phim kinh dị của đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng thắng lớn khi đạt doanh thu khoảng 130 tỷ đồng. “Cám” - bộ phim kinh dị gần nhất của cặp bài trùng là nhà sản xuất Hoàng Quân và đạo diễn Trần Hữu Tấn ra rạp tháng 9/2024 cũng thu hút dư luận, đạt doanh số khả quan 100 tỷ đồng khi phát hành cả trong lẫn ngoài nước. Thành công này khiến bộ đôi tiếp tục làm “Cám 2”, dự kiến ra mắt trong năm 2025.

Gần đây nhất, phim kinh dị “Linh miêu: Quỷ nhập tràng” ra mắt khán giả. Phim lấy cảm hứng từ truyền thuyết về linh miêu và hiện tượng quỷ nhập tràng được truyền miệng trong dân gian. Nội dung phim kể về những chuyện kỳ bí diễn ra trong gia tộc Dương Phúc - vốn làm nghề khảm sành sứ truyền thống ở Huế, bối cảnh những năm 1960. Chỉ trong tuần đầu công chiếu, phim đã có doanh thu 70 tỷ đồng và được dự đoán sẽ còn tăng lên.

Hậu COVID-19, dòng phim kinh dị Việt Nam có dấu hiệu bùng nổ khi năm nào cũng có nhiều hơn 1 tác phẩm. Nhiều nhà làm phim nhận xét do việc kiểm duyệt phim đã thoáng hơn nên tạo điều kiện để các NSX khai thác thể loại đầy hấp dẫn này. Khen có, chê có, nhưng sự cộng hưởng từ nhu cầu thưởng thức và tinh thần cầu tiến của các nhà phim sẽ là điểm sáng giúp cho phim kinh dị “made in Vietnam” thu hút khán giả hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Ngũ Cung - Thổi hồn di sản vào rock Việt” sẽ là điểm nhấn thú vị trong chương trình “Tết Hà Nội” của Đài Hà Nội. Những câu chuyện về các di sản văn hóa phi vật thể và di sản thiên nhiên của Việt Nam sẽ được kể lại bằng ngôn ngữ âm nhạc, thông qua những giai điệu cuồng nhiệt của rock.

Trong ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ, những giai điệu khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước sẽ được cất lên trong chương trình hòa tấu "Chào năm mới 2025", thông qua phần trình diễn của 60 nghệ sĩ trong dàn nhạc giao hưởng.

Nằm trong chuỗi chương trình Tết Hà Nội đặc sắc xuyên suốt ba ngày Tết Nguyên đán của Đài Hà Nội, “Khách đến xông nhà” là cuộc trò chuyện của ba vị khách mời trong ngày mùng 1 Tết là NSND Tự Long, đạo diễn Việt Tú và nhà sản xuất Trần Bích Ngọc.

Nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vào lúc 20h ngày 3/2, Đài Hà Nội sẽ đưa quý khán giả đến với chặng đường đầy vẻ vang của Đảng ta trong suốt 95 năm ra đời, phát triển. Chương trình được đầu tư lớn với sân khấu ngoài trời, sử dụng các công nghệ trình diễn ánh sáng tiên tiến nhất nhằm tạo ấn tượng và cảm xúc cho người xem.

"Khúc xuân Hà Nội" là show ca nhạc đặc biệt của chương trình "Tết Hà Nội" với sân khấu mở, sử dụng các công nghệ trình diễn ánh sáng mới nhất để tạo ấn tượng thị giác cho người xem. Chương trình được phát sóng vào tối mùng 1 tết Ất Tỵ trên các kênh truyền hình và nền tảng số của Đài Hà Nội.

Khác với sự vui tươi thường thấy ở những ca khúc Tết, ca sĩ Tuấn Cường cho ra mắt MV 'Xuân người tha hương' với nỗi buồn, niềm day dứt của những người không thể cùng gia đình đoàn tụ đón năm mới.