Phim về tình thân của Thái Lan hút nước mắt người xem
‘Gia tài của Ngoại’ đưa người xem đến với câu chuyện của một gia đình ba thế hệ gồm ông bà - bố mẹ - con/cháu. Tại một khu phố lao động bình dị ở Thái Lan, M là con một - cũng là người cháu ngoại duy nhất và lớn nhất của bà.
Dù mang ước mơ trở thành một streamer/ bình luận viên game nhưng tương lai dường như không mấy rộng mở với cậu khi công việc không đem lại nhiều thu nhập. Bỗng một ngày, M nghe được từ mẹ thông tin bà ngoại mắc bệnh ung thư giai đoạn bốn.
Ban đầu, phim mở ra một viễn cảnh hài hước khi M chỉ định chăm sóc bà để được thừa kế lại gia tài của Ngoại - căn nhà nhỏ nằm trong hẻm. Như cô em họ Mui được thừa kế hẳn một căn nhà nhờ việc chăm sóc ông nội mà cô hay nói đùa với M rằng đây là “công việc nhẹ, lương cao”. Ngay lập tức, M thu dọn đồ đạc về ở cùng bà, chăm sóc bà từ những công việc nhỏ nhất như: nấu ăn, cùng bà đi bán cháo mưu sinh… hay thậm chí là đưa bà sang nhà bác cả chơi, tham gia những buổi trị liệu cùng bà. Từ một người thậm chí không sang thăm bà vào những dịp gặp gỡ chung của gia đình, M đã làm tất cả để trở thành cháu trai cưng số một trong lòng bà ngoại.
Hình tượng bà ngoại được khắc họa trong phim không phải là người phụ nữ ghê gớm, nghiêm khắc hay luôn hiền lành, nói lời yêu thương với con cháu. Bà hiện lên là một người phụ nữ độc lập, có thể tự làm mọi việc mà không cần đến sự giúp đỡ của bất cứ ai. Tuy nhiên khi xem phim, khán giả có thể cảm nhận được lí do vì sao bà lại có sự mạnh mẽ đó. Bởi bà là một người từng mất cha, mất mẹ; chồng cờ bạc, nghiện ngập; một mình vất vả nuôi con cái khôn lớn. Khi về già, bà lấy việc bán cháo và trò chuyện cùng hàng xóm là niềm an ủi.
Dù luôn nói không cần con cháu chăm sóc nhưng trong thâm tâm, bà ngoại vẫn luôn mong mỏi con cháu trở về vào mỗi ngày chủ nhật. Bà luôn chỉn chu, ăn mặc thật đẹp vào ngày này khi cả đại gia đình ba thế hệ cùng sum vầy bên mâm cơm.
Lấy chủ đề về tình cảm gia đinh, ‘Gia tài của ngoại’ không đặt khán giả vào những tình huống to lớn, khó khăn. Ngược lại chỉ đơn giản là những vấn đề thường thấy trong mỗi gia đình: con cái chăm sóc cha mẹ khi về già, hoàn cảnh gia đình của mỗi anh chị em khác nhau dẫn đến những xung đột và quan điểm sống khác nhau.
Với nhịp phim nhẹ nhàng, chậm rãi, không có nhiều plot twist, bộ phim mở ra một hành trình chiêm nghiệm, để mỗi người tự cảm nhận về những thông điệp, ý nghĩa mà bộ phim đem lại. ‘Gia tài của ngoại’ không phải là một khoản tiền kếch xù, cũng không phải là căn nhà to lớn. Mà ‘Gia tài của Ngoại’ chính là những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm mà bà dành cho con cháu từ khi còn nhỏ tới lúc trưởng thành.
So với ‘Lật mặt 7: Một điều ước’ - một bộ phim Việt cũng lấy chủ đề về tình cảm gia đình đã ra mắt khán giả hơn một tháng trước, ‘Gia tài của ngoại’ đã làm tốt hơn khi có cách khai thác từ tốn, chỉ tập trung vào một số nhân vật nhất định và làm rõ cảm nhận của từng nhân vật qua từng phân cảnh. Không ôm đồm quá nhiều câu chuyện, đạo diễn Pat Boonnitipat dễ dàng thể hiện thông điệp của bộ phim, được đánh giá là phù hợp với mọi lứa tuổi.
Thêm một điều khiến ‘Gia tài của Ngoại’ nhận được nhiều sự ủng hộ từ khán giả Thái Lan là bởi sự tương tác, diễn xuất ăn ý đến từ cặp bà cháu M (do Billkin thủ vai) và bà Saemkhum đóng. Vào vai M, Billkin mang đến hình tượng một cậu cháu trai với vẻ ngoài có phần lầm lì. Tuy nhiên, khi đã thân thiết với bất cứ ai, cậu lại là một người sống vô cùng tình cảm. Những diễn biến về mặt cảm xúc của M được Billkin thể hiện khá tinh tế, rõ nét.
Bộ phim cũng đánh dấu đầu tiên bà Saemkhum tham gia đóng phim và đảm nhận vai chính. Tuy bà gặp nhiều khó khăn khi học thoại ở tuổi 78 nhưng sau tất cả, diễn xuất của bà vẫn nhận được những đánh giá cao khi đem lại cảm xúc cho khán giả.
Cùng với phiên bản lồng tiếng tại Việt Nam,‘Gia tài của Ngoại’ hy vọng mang đến một trải nghiệm đầy cảm xúc cho khán giả Việt. Bộ phim sẽ được khởi chiếu từ ngày 7/6 tại các cụm rạp trên toàn quốc.
Vào tối ngày 19/12 (theo giờ Hà Nội), trailer đầu tiên của bom tấn "Superman: Legacy" đã được công bố, với cực ít thoại, chủ yếu là những phân cảnh đắt giá và những diễn viên thủ vai trong phim.
Điện ảnh Việt Nam ngày càng ghi dấu ấn với xu hướng khai thác vẻ đẹp của nhiều điểm đến du lịch quen thuộc, giàu giá trị văn hóa, đưa các cảnh đẹp của đất nước đến gần hơn với khán giả. Xu hướng này không chỉ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa mà còn nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên bản đồ điện ảnh quốc tế.
Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ vừa công bố danh sách rút gọn của 10 hạng mục Oscar. Đáng chú ý, tại đề cử cho Phim quốc tế xuất sắc nhất, có sự góp mặt của “Gia tài của ngoại” - đại diện duy nhất đến từ châu Á.
2 bộ phim “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, nằm trong dự án “Vì tình yêu Hà Nội” của Đài Hà Nội đã đi hơn nửa chặng đường. Hai bộ phim gây chú ý và nhận được sự quan tâm của truyền thông. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi cả hai đều là những dự án phim truyền hình được đầu tư kỹ lưỡng, với nội dung hấp dẫn và dàn diễn viên thực lực.
Thị trường phim Tết 2025 đang nóng lên với sự xuất hiện của hàng loạt dự án mới từ những đạo diễn, nhà sản xuất đình đám. Các bộ phim đa dạng về thể loại, câu chuyện gần gũi, ý nghĩa, phục vụ nhiều đối tượng khán giả.
Là một trong 3 phim điện ảnh ra mắt vào dịp Tết Ất Tỵ 2025, “Yêu nhầm bạn thân” cũng là một trong những bộ phim được khán giả vô cùng mong chờ. Đặc biệt, “Yêu nhầm bạn thân” còn có sự góp mặt của Trấn Thành trong vai trò nhà đầu tư và đồng sản xuất.
0