Phố cổ Hà Nội là điểm đến du lịch hấp dẫn
Kể từ khi được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng vào năm 2004, khu Phố cổ Hà Nội đã trở thành biểu tượng văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Quận Hoàn Kiếm đã chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đồng thời phát triển các hoạt động du lịch, thương mại, tạo nên một sản phẩm du lịch đặc sắc.
Trong suốt 20 năm qua, quận đã tổ chức nhiều lễ hội, triển lãm và các hoạt động nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là việc hình thành các không gian đi bộ tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố cổ. Cho đến nay, hoạt động của các tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã tạo ra sản phẩm du lịch mới của thành phố.
Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết: "Đảng bộ và chính quyền quận Hoàn Kiếm qua các thời kỳ đã quyết tâm thực hiện việc bảo tồn Phố cổ Hà Nội. Có rất nhiều dự án về giải phóng mặt bằng, bảo tồn khu di tích và chỉnh trang các tuyến phố, cải tạo hạ tầng kỹ thuật được triển khai đồng bộ trong 20 năm vừa qua".
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “Hạ tầng cơ sở của Khu Phố cổ may mắn vẫn được giữ lại trên cơ sở quy hoạch kiến trúc cơ sở hạ tầng. Những biến động sau đó đã góp phần nâng cao giá trị của đô thị hiện đại và cũng từ đó tạo nên một phần cốt cách con người Hà Nội".
Là một người được sinh ra từ ngõ nhỏ phố nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội, giáo sư sử học Lê Văn Lan mang nhiều niềm xúc cảm trong sự kiện kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ông và nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa cùng chính quyền sở tại đã nỗ lực trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích này trong cuộc sống hiện đại.
Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cho biết: “Khu phố cổ là nơi tôi tri ân, nơi tôi luôn nhớ, nơi tôi cống hiến về mặt trí tuệ, sức lực của mình. Và tôi tin tưởng những cố gắng của tôi cho Khu Phố cổ đã được ghi nhận".
Kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ là dịp để quận Hoàn Kiếm điểm lại những dự án, những hoạt động đã triển khai, đồng thời, đưa ra những định hướng, kế hoạch tiếp theo. Trong đó, quận sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, các hoạt động nghệ thuật, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa Hà Nội.
Chiều 23/1, tại hồ Văn, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào xuân. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà tới dự.
Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới. Hãy cùng Đài Hà Nội tìm hiểu sâu hơn về những món lễ vật trong mâm cúng đêm giao thừa và những lưu ý trong nghi lễ đặc biệt này.
"Bia đá kể chuyện" là chủ đề của trưng bày đang diễn ra tại Khu Vườn bia Tiến sĩ trong di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Sau một thời gian thử nghiệm lâm thời, Câu lạc bộ nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội đã được thành lập và trở thành thành viên trong hệ thống các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống của Trung tâm văn hóa Thành phố.
Tại Hà Nội vừa diễn ra lễ công bố dự án “Nét Việt Nam” – Hành trình Gen Z về làng, đánh dấu nỗ lực của thế hệ trẻ trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.
Để tiễn năm cũ qua, đón năm mới đến, người Việt có nhiều nghi lễ truyền thống. Ngoài lễ cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép, thì có những nghi lễ mang nhiều ý nghĩa nhân văn và mang đậm vẻ đẹp văn hóa dân gian.
0