Phố cổ Hà Nội với những không gian sáng tạo

Khu phố cổ Hà Nội luôn là địa điểm thu hút du lịch đặc biệt của thành phố Hà Nội. Nhiều công trình đã được chỉnh trang, cải tạo để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời thúc đẩy hình thành các không gian sáng tạo mới của Thủ đô.

Trung tâm giao lưu văn hoá phố cổ Hà Nội 50 Đào Duy Từ từng là rạp tuồng Lạc Việt được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Trong một công trình mang vóc dáng hiện đại vẫn còn những chi tiết cũ được gìn giữ để trở thành không gian tổ chức các hoạt động văn hoá truyền thống, quảng bá về lịch sử, giá trị di sản khu phố cổ.

Trong một công trình mang vóc dáng hiện đại vẫn còn những chi tiết cũ được gìn giữ.

Hay ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, không gian nhà cổ được gìn giữ, trở thành điểm đến của đông đảo du khách.

Mỗi hoạt động là một nỗ lực của Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội để đưa văn hoá thấm sâu vào đời sống. Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức cho biết: "Ban Quản lý phố cổ đã cố gắng tái hiện những sinh hoạt văn hoá, qua đó nhắc nhở mọi người nhớ về văn hoá dân tộc".

Những di sản kiến trúc tại khu phố cổ được hồi sinh, đã mang lại lợi ích cả về kinh tế lẫn đời sống tinh thần cho nhân dân.

Trên lộ trình phát triển đô thị, những di sản kiến trúc tại khu phố cổ được hồi sinh đã mang lại lợi ích cả về kinh tế lẫn văn hóa. Ví dụ Hội quán Quảng Đông 28 Hàng Buồm là nơi gìn giữ được di sản trong dòng chảy cuộc sống, trở thành điểm đến yêu thích của người Hà Nội và du khách.

Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay: "Thường người ta nghĩ đến hội quán thì khó có thể làm gì vì nó mang yếu tố di sản. Nhưng cách thực hành mà tôi học các nước tiên tiến là làm cho di sản không chết, mà trở thành không gian cho những người sáng tạo".

Hồi sinh các công trình di sản trong khu phố cổ, vừa lưu giữ những tư liệu về di sản, vừa tạo ra nhiều không gian sáng tạo văn hoá mang dấu ấn của nhịp sống hiện đại.

Thúc đẩy hình thành các không gian sáng tạo là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quá trình Hà Nội hiện thực hóa các cam kết khi chính thức trở thành thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.

Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.

Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.