Phố cổ và chuyện trùng tu

Phố cổ Hà Nội là một phức hợp di tích, di sản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô. Nhiều năm qua, các di tích di sản vô giá này đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.
Ô Quan Chưởng, một di tích lịch sử lâu đời của Hà Nội
Một dãy phố cổ Hà Nội được tái hiện bằng mô hinh.

Thực tế đã có những câu chuyện buồn về trùng tu đã biến một di tích trăm tuổi thành "di tích một tuổi”. Trùng tu là một trong số các giải pháp giữ gìn, bảo vệ các di tích đó, thế nhưng việc trùng tu đảm bảo giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không đơn giản.

Thách thức trong việc bảo tồn di tích, di sản trong khu phố cổ Hà Nội, có lẽ là việc giữ cái gì và không giữ cái gì, dùng phương pháp kỹ thuật trùng tu nào cho phù hợp, hay sử dụng vật liệu gì…Vì vậy, để đáp ứng các yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của xã hội, bảo tồn di tích không những là bảo tồn di tích đó mà cần bảo tồn cả không gian xung quanh nó, trước làn sóng đô thị hóa của Hà Nội.

Nhìn vào vẻ khang trang mang nét cổ kính như hiện tại, ít ai biết đình Kim Ngân, ở số  42 Hàng Bạc, đã từng bị xuống cấp nghiêm trọng. Không gian bên trong đình đã từng là nơi sinh sống của 25 hộ dân.
Các di tích là nơi thường xuyên lui tới của những người muốn tìm hiểu về Hà Nội xưa.

Để trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và khôi phục lại nguyên trạng kiến trúc cổ kính của đình Kim Ngân, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã phải di dời 25 hộ dân, trả lại không gian cho ngôi đình. Sau khi dỡ bỏ các gian nhà của 25 hộ dân, đã lộ ra nhiều chi tiết kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật bị ẩn dấu lâu nay bởi sự xâm lấn của các hộ dân. Chính vì vậy, sau trùng tu, di tích lâu đời này đã làm nên nét đẹp cổ kính của con phố Hàng Bạc và đình Kim Ngân được xếp hạng là di tích về kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

“Chuyện đình trong phố” là dự án tạo sức sống mới cho các ngôi đình trong khu phố cổ Hà Nội. Các ngôi đình sau khi được trùng tu, cải tạo đã được quận Hoàn Kiếm và các nghệ sĩ sử dụng làm nơi tổ chức các hoạt động triển lãm, giới thiệu, quảng bá các nghề truyền thống gắn với phố nghề và tổ nghề đang được thờ phụng tại đình. Đình giờ đây không chỉ là nơi thờ tổ nghề mà có thêm chức năng là không gian sáng tạo để các nghệ sĩ tổ chức triển lãm, đối thoại với câu chuyện của chính ngôi đình.

Công trình biệt thự hơn 100 tuổi ở số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mặc dù từng gây tranh cãi lớn trên truyền thông về màu vôi khi cải tạo, công trình biệt thự hơn 100 tuổi ở số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm vẫn là hình mẫu mang tính tiền đề cho việc trùng tu, tôn tạo các biệt thự cổ ở Hà Nội. Căn biệt thự sau khi trùng tu trở thành trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ Hà Nội.

Di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo và bảo tồn đã được biến thành không gian sáng tạo sống động với những sáng tạo nghệ thuật được lấy cảm hứng từ chính di tích và những con phố ấy. Những sáng tạo mới có sự kế thừa truyền thống giúp những câu chuyện xưa gần gũi hơn với đời sống hiện đại.

Phố cổ cùng với các di tích có giá trị lớn về mặt lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật đã và đang là điểm đến thu hút khách du lịch cho Thủ đô Hà Nội, cũng là yếu tố chủ chốt để Hoàn Kiếm phát triển thành “quận công nghiệp văn hóa”.

Mỗi di tích, di sản là một trầm tích không dễ hình thành nhưng lại rất dễ bị mai một. Việc trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, ở đó người ta thấy được một thời kỳ văn hóa và trí tuệ của những người tạo tác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.