Phối hợp quản lý dịch bệnh của vật nuôi

Việc nuôi thú cưng ngày càng nở rộ trên địa bàn Hà Nội, nhất là các quận nội thành. Người nuôi thú cưng coi chúng như thành viên trong gia đình, được đặt tên và sinh hoạt chung với gia chủ. Do đó, nhu cầu chăm sóc, làm đẹp và điều trị bệnh cũng rất lớn.

Nắm bắt xu thế chơi thú cưng của người dân ngày càng cao, sau nhiều năm ấp ủ và đi học hỏi ở nhiều nước trên thế giới, bà Nguyễn Thúy Ngần cùng cộng sự đã thành lập bệnh viện thú y Animal Hospital với quy mô và trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Giám đốc bệnh viện thú cưng Animal Hospital, quận Cầu Giấy, cho biết:  "Thú cưng là 1 người bạn đặc biệt trong gia đình. Trong quá trình làm việc chúng tôi không chỉ được tiếp cận với chó, mèo mà còn những con vật nuôi khác như tắc kè, thằn lằn, hamster... Đối với những bạn thú vật hoang dã, chúng tôi đã có định hướng cho việc nâng cấp về chuyên môn và qua đó, chúng tôi đã chuẩn bị những trang thiết bị có thể đáp ứng nhu cầu của các bạn thú nuôi tốt nhất".

Hầu hết các phòng khám, dịch vụ chăm sóc được đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm cạnh tranh thị phần. Bà Nguyễn Thị Liên - Chủ cơ sở Phòng khám thú y Mỹ Đình, cho biết: "Đối với việc chăm sóc thú cưng, chúng tôi hiện không gặp khó khăn gì, vì ý thức của người dân khá là cao. Thứ nhất là về việc chăm sóc, tiêm phòng dại cho động vật, đấy là 1 điều tốt để tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành công việc của mình".

Hiện toàn thành phố có khoảng 180 phòng khám thú y do chi cục chăn nuôi, thủy sản và thú y Hà Nội quản lý, phần lớn là nằm trên các quận nội thành. Việc kiểm tra thường xuyên các cơ sở khám chữa bệnh cho thú cưng giúp việc kiểm soát số lượng thú cưng được quản lý, chăm sóc, tiêm phòng dịch bệnh, giảm bớt áp lực cho lực lượng chức năng.

Ông Ngô Đình Loát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội, cho biết: "Chi cục đã thành lập các đoàn để đi rà soát, kiểm tra các phòng khám được cấp phép hoặc mới mở để đôn đốc, nhắc nhở cũng như kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ. Qua đánh giá, phần lớn các phòng khám trong nội thành đã có những trang thiết bị rất là tốt".

Theo quy định thì người nuôi chó, mèo phải đăng ký với chính quyền địa phương, kê khai hoạt động chăn nuôi định kỳ hằng quý, phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó mèo, nuôi nhốt trong khuôn viên gia đình, khi ra ngoài phải có rọ mõm hoặc xích giữ chó và có người dắt, đảm bảo an toàn cho vật nuôi cũng như an toàn cho gia đình và cộng đồng

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc nuôi thú cưng ngày càng nở rộ trên địa bàn Hà Nội, nhất là các quận nội thành. Người nuôi thú cưng coi chúng như thành viên trong gia đình, được đặt tên và sinh hoạt chung với gia chủ. Do đó, nhu cầu chăm sóc, làm đẹp và điều trị bệnh cũng rất lớn.

Theo ‏‏báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024‏‏ Cốc Cốc mới công bố‏‏, năm qua, trình duyệt Cốc Cốc đã cùng người dùng Việt khám phá gần 10 tỷ trang web, trung bình mỗi người dùng ghé thăm 67 trang web trong năm.

Sáng 13/12, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Các sai phạm, gian lận, trốn thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử đang được Cục Thuế thành phố Hà Nội phối hợp với cơ quan công an ngăn chặn, xử lý nghiêm, nhằm tạo môi trường minh bạch, công bằng, đồng thời chống thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Theo Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực từ 1/1/2025, từ năm 2025 đến năm 2030 Hà Nội sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình; khuyến khích các địa phương lập vùng phát thải thấp.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, lần đầu tiên lực lượng quân khuyển tham gia trình diễn, ngoài nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho sự kiện. Trong đó, có cả những chú chó nghiệp vụ từng tham gia cứu hộ tại làng Nủ vào tháng 9 vừa qua.