Phụ huynh đồng tình phạt nghiêm học sinh phạm luật giao thông

Sau ba tuần lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai cao điểm xử phạt học sinh phạm luật giao thông, số lượng vi phạm có giảm, song vẫn chưa như kỳ vọng.

Chỉ ít phút tiến hành kiểm tra, tổ công tác phát hiện hàng loạt học sinh không đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Số lượng vi phạm đông nên khó thể dừng hết xe để xử phạt.

Em Trần Văn Thế Mạnh, Trường THPT Trần Đăng Ninh, Hà Nội, đã nhận lỗi: "Cháu thấy mọi người lôi xe ra chật quá nên cháu phóng ra trước rồi đợi đội mũ sau. Cháu thấy đây là bài học để mình rút kinh nghiệm. Lần đầu nhưng cũng là lần cuối của cháu".

Con em vi phạm, phụ huynh là người phải giải quyết hậu quả. Giữa trưa nắng, bà Nguyễn Thị Hòa (Đồng Tiến, Ứng Hoà) phải vượt quãng đường gần 10km mang giấy tờ xe đến để tổ công tác lập biên bản xử phạt. Bà Hoà bày tỏ quan điểm đồng tình với cách xử phạt nghiêm khắc của lực lượng chức năng: "Một lần cảnh cáo như thế này, lần sau mà còn vi phạm thì cần phạt thật nặng nữa để các cháu chừa. Lần sau các anh phạt thật nặng vào".

Thống kê sau ba tuần triển khai xử phạt, riêng Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện Ứng Hòa, đã xử phạt khoảng 170 trường hợp học sinh vi phạm giao thông, phạt thành tiền gần 40 triệu đồng; tạm giữ 45 phương tiện; 122 bộ giấy tờ. Trong đó có 135 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 25 trường hợp điều khiển xe máy khi chưa có giấy phép lái xe. Tất cả học sinh vi phạm luật giao thông bị phát hiện đều chịu đồng thời hai hình thức xử phạt: từ lực lượng Cảnh sát giao thông và thông báo về nhà trường tiếp tục xử lý.

Song, mọi chế tài chỉ phát huy hiệu quả nếu nhà trường và gia đình nêu cao tinh thần phối hợp trong xử lý vi phạm và tuyên truyền để học sinh hiểu và nhận thức rõ hành vi của mình. Theo Đại úy Phạm Văn Nghĩa, Đội Cảnh sát giao thông trật tự - Công an huyện Ứng Hòa: "Đặc biệt là từ gia đình, từ phụ huynh cần có sự giáo dục đối với các cháu để nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như người tham gia giao thông khác".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?