Phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão lũ
Mưa lũ đã làm hơn 500 ha lúa của người dân huyện Ứng Hòa ngập nặng và mất trắng. Ngâm nước lâu ngày, những bông lúa gần đến ngày được thu hoạch đã nở mầm. Xót của, người dân ra đồng thu hoạch lúa nảy mầm về làm thức ăn cho gia cầm.
Ông Trần Mạnh Hà (thôn Triều Khúc, xã Đội Bình, huyện Ứng Hòa) chia sẻ: “Toàn khu vực của thôn bị nước sông Đáy tràn vào rất nhanh, không kịp trở tay. Cho đến thời điểm này, nước đã rút nhưng hầu hết diện tích lúa của bà con đều bị hỏng”.
Còn tại trại chăn nuôi của gia đình ông Ngô Văn Thế (xã Phú Cát, huyện Quốc Oai) hiện đang chăn nuôi hơn 5.000 con gà đẻ. Trong đợt mưa bão vừa qua, mặc dù chỉ bị thiệt hại về cơ sở vật chất, tuy nhiên do nước lên nhanh khiến khu vực quanh trại bị ngập úng, gây khó trong việc vận chuyển sản phẩm để tiêu thụ.
Ở xã Phú Cát còn nhiều hộ chăn nuôi nằm ngoài đê với số lượng gà thịt và gà đẻ lên tới hàng nghìn con. Khi cơn bão đi qua, do ảnh hưởng của nước sông Tích lên cao khiến các khu trại bị cô lập, chính quyền và hội nông dân đã khẩn trương hỗ trợ di chuyển đàn gà lên vùng an toàn, tập trung giúp đỡ các hộ chăn nuôi đảm bảo vẫn duy trì được sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ông Phùng Văn Hưng, Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Cát, huyện Quốc Oai cho biết: “Chúng tôi cũng đã đến nhà các hộ dân để giúp đỡ. Hiện nay, một số hộ dân đã được di chuyển lên cao và chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi tình hình để vận chuyển đồ đạc cùng người dân”.
Hiện ngành nông nghiệp Hà Nội và các địa phương đã, đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất ngay sau khi nước lũ rút. Tuy nhiên, thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, do đó, các địa phương, hộ chăn nuôi cần cân nhắc trên cơ sở thực tế để bố trí cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi hợp lý, bảo đảm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Trước tình trạng phạm luật giao thông ngày càng diễn biến phức tạp, để tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông chung, lực lượng chức năng đã kết hợp nhiều biện pháp phát hiện vi phạm.
Tỉnh Thanh Hóa đề nghị nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân bằng hình thức xã hội hóa kết hợp với nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư khoảng 8.200 tỷ đồng.
Từ hôm nay (20/12), Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chính thức đưa vào khai thác toàn bộ các làn thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng dịch vụ dừng/đỗ ô tô với đầy đủ chức năng tại cả hai nhà ga hành khách T1 và T2.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025.
Nhiều người dân tham gia giao thông trên đường 70, mỗi khi đi qua địa phận phường Đại Mỗ đều cảm thấy bức xúc khi đường chưa làm xong, vỉa hè thì bị chiếm dụng làm nơi tập kết, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
0