Phục hồi thị trường BĐS, doanh nghiệp cần giảm giá nhà
Từ đầu năm 2023 đến nay, với các động thái thúc đẩy quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, thị trường bất động sản đã ghi nhận chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ vẫn giảm sâu.
Quý III/2023 nguồn cung sơ cấp (từ chủ đầu tư) đạt khoảng 38.000 sản phẩm, trong đó 90% đến từ các dự án hiện hữu, chỉ 10% là nguồn cung mới. Điển hình, tại Hà Nội nguồn cung mới căn hộ chỉ có 1.500 sản phẩm giảm đến 66% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường trong quý mặc dù đã có dấu hiệu cải thiện song cũng chỉ đạt khoảng 20-22%. Tính chung trong 9 tháng năm 2023, thanh khoản vẫn tiếp tục suy giảm 15-20%. Trong khi đó nhu cầu về nhà ở không ngừng tăng gây "áp lực" lên nguồn cung thúc đẩy giá bất động sản liên tục thiết lập mặt bằng mới.
Ông Nguyễn Anh Quê – Chủ tịch Tập đoàn G6 cho biết: “Dân số trẻ tại các đô thị chiếm đến 70%, chính vì vậy mà áp lực về nhà ở các đô thị ngày càng tăng đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Các thành phố đang bị áp lực về hạ tầng đất đai dẫn đến giá nhà ngày càng cao”.
Dữ liệu do Công ty tư vấn Savills mới công bố cho thấy, các chủ đầu tư ở Hà Nội vẫn tiếp tục tăng giá bán nhà bất chấp giao dịch vẫn trầm lắng. Giá bán sơ cấp căn hộ trung bình tại thị trường Hà Nội trong quý III đạt 53 triệu đồng/m2, tăng mạnh 17% so với năm ngoái. So với quý I/2023 giá chung cư tại Hà Nội tăng từ 1 - 5%. Trong đó căn hộ phân khúc cao cấp hiện đã tăng 4%, lên mức 69,8 triệu đồng/m2. Phân khúc trung cấp tăng 5% dao động quanh mức 39,1 triệu đồng/m2. Còn với phân khúc bình dân mức giá đã tăng 1% và trung bình rơi vào khoảng 25,2 triệu đồng/m2.
Như vậy giá căn hộ đã tăng trong 19 quý liên tiếp, nếu so sánh sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức tăng trưởng giá căn hộ. Người mua có nhu cầu ở thực khó có thể tiếp cận được sản phẩm khiến thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh. Trong khi đó các kênh huy động vốn khác như trái phiếu, vay nợ ngân hàng cũng gần như đình trệ, đẩy doanh nghiệp vào vòng xoáy khát vốn.
Ông Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế chia sẻ: “Hiện nay các nhà đầu tư đang rất hạn hẹp, nếu không nói là cạn kiệt các nguồn thu và giá BĐS để từ đó tạo ra nguồn thu đó có lẽ là nguồn duy nhất, vì thế việc giảm và cắt lỗ đối với họ tương đối khó khăn".
Đứng trước thực trạng thị trường bất động sản khó khăn, từ đầu năm đến nay Chính phủ đã đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, pháp lý, thanh khoản. Tuy nhiên để có thể tăng thanh khoản cho thị trường song song với các biện pháp nhằm tháo gỡ cho thị trường của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng cần phải tái cơ cấu, xem xét giảm giá bán, tập trung vào các dự án nhà giá rẻ phù hợp với nhu cầu của người dân.
“Chúng ta phải tạo ra được các dự án phù hợp với thị trường thì thị trường sẽ hấp thụ tốt. Trước mắt trong giai đoạn vẫn còn đang khó khăn này, tôi nghĩ các chủ đầu tư nên hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tất cả các dự án bất động sản và chuẩn bị tất cả những gì cần thiết nhất để khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục thì tập trung vào đấu tư. Nói như thế thì cũng phải cơ cấu lại doanh nghiệp phù hợp, cái gì cần phát triển trước, cái gì cần phát triển sau nhất là trong cái thời điểm khó khăn hiện nay”, ông Lê Hồng Hoán - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Việt cho biết.
Tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng các doanh nghiệp bất động sản cần phải có trách nhiệm chung, đảm bảo "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ" thì mới là phù hợp, đúng đắn, thúc đẩy được sự phát triển. Đã đến lúc doanh nghiệp cần phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý và việc cấp thiết nhất là giảm giá nhà phù hợp với giá trị thực và tình hình kinh tế chung. Có như vậy thị trường BĐS mới có hi vọng hồi phục.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².
0