Phúc Long kinh doanh ra sao sau khi về tay Masan?
Báo cáo công bố thông tin lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Masan (mã chứng khoán: MSN) mới đây cho thấy, lần đầu Công ty cổ phần Phúc Long Heritage (công ty con của Masan sở hữu chuỗi đồ uống Phúc Long) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. Cụ thể, doanh thu thuần quý II/2023 của Phúc Long Heritage đạt 372 tỷ đồng, giảm 14,4% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận trước thuế, trước khấu hao và lãi vay (EBITDA) quý II chỉ đạt 63 tỷ đồng, giảm 33,3% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế, trước khấu hao và lãi vay của Phúc Long đạt 128 tỷ đồng, giảm 8,5% so với con số 140 tỷ đồng cùng kỳ.
Báo cáo bán niên 2023 của Masan không nói rõ kế hoạch kinh doanh cho mô hình ki-ốt Phúc Long đang được thực hiện như thế nào, có nhân rộng hay phải tiếp tục đóng cửa thêm ki-ốt như trước đó. Masan chỉ cho biết, Phúc Long tiếp tục thí điểm mô hình Hub & Spokes mới để cải thiện hiệu quả hoạt động của các ki-ốt.
Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên 2022 của Masan cho thấy, 6 tháng cuối năm 2022, Masan đã phải đóng cửa 150 ki-ốt Phúc Long, và cho biết đang điều chỉnh mô hình này trong nửa đầu năm 2023 trước khi tiếp tục mở rộng quy mô. Như vậy, có thể thấy việc mở rộng mạng lưới thông qua hàng nghìn ki-ốt Phúc Long với mục tiêu đưa chuỗi thương hiệu đồ uống này thành công ty trà và cà phê số một Việt Nam đã không như kỳ vọng của Masan. Báo cáo thường niên 2022 cũng nêu rõ, Phúc Long Heritage đặt mục tiêu doanh thu từ 2.500 – 3.000 tỷ đồng trong năm 2023 nhờ vào nhiều cửa hàng đại diện được khai trương, triển khai tích hợp khách hàng thân thiết vào tư cách thành viên WIN của Masan và tăng cường đổi mới thực đơn trong 6 tháng cuối năm 2023. Tuy nhiên trên thực tế, nửa đầu năm 2023, doanh thu thuần chuỗi Phúc Long mới chỉ đạt 783 tỷ đồng thì kế hoạch doanh thu trên khả năng cao không thể đạt được.
Kết thúc năm 2022, Phúc Long Heritage đạt doanh thu 1.597 tỷ đồng, lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao là 195 tỷ đồng. Trong đó, riêng nhóm cửa hàng flagship của Phúc Long đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ với lợi nhuận hơn 330 tỷ đồng. Điều này cho thấy, mô hình ki-ốt của Phúc Long có thể đang bị lỗ và đóng góp con số âm vào lợi nhuận.
Vào cuối tháng 5/2021, tập đoàn Masan đã bỏ 15 triệu USD để mua 20% cổ phần Phúc Long. Tháng 2/2022, Masan đã mua thêm 31% cổ phần Phúc Long với giá 110 triệu USD, nâng mức sở hữu lên 51% cổ phần. Tới tháng 8/2022, Masan đã tiến hành mua thêm 34% lợi ích vốn chủ sở hữu của Phúc Long Heritage với giá trị tương đương 155 triệu USD, nâng tổng mức sở hữu tại Phúc Long lên 85%. Báo cáo tài chính hợp nhất 2022 của Masan cho thấy, trong bảng cân đối kế toán hợp nhất, tại ngày 31/12/2022, tổng nợ tài chính của Masan tăng 12.815 tỷ đồng lên 70.993 tỷ đồng so với mức 58.178 tỷ đồng năm 2021. Một trong những nguyên nhân chính của việc tăng nợ là để mua lại Phúc Long Heritage.
Ngày 18/12/2024, Tổng công ty cổ phần VINACONEX và Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng lớp đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị. Đây là bước đi chiến lược của hai bên nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn bị cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, đặc biệt là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Chiều ngày 20/12/2024, lễ ký kết tổng đại lý phân phối và giới thiệu dự án Eurowindow Twin Parks đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi Công ty Cổ phần Tập đoàn BHS chính thức trở thành đối tác phân phối chiến lược của dự án.
Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm. Dịch vụ này đã được phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
Tối ngày 20/12, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ Tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.
Lễ Tôn vinh Doanh nhân - Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024 diễn ra tối nay (20/12) tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội là sự kiện thiết thực, có sức lan tỏa và hiệu ứng tích cực để tôn vinh, động viên doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.
Sáng 20/12, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ - tiền thân của EVN Hà Nội.
0